Tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết
Theo số liệu thống kê từ Bộ y tế, số lượng người mắc ung thư cổ tử cung đang tăng nhanh mỗi năm và có diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Để chủ động ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Cùng tham khảo bài viết Tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tiêm ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý do virus HPV lây nhiễm từ người sang người qua đường tình dục. Người nhiễm virus HPV sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu, khi đến giai đoạn cuối, tế bào ung thư xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể mới xuất hiện các triệu chứng nhận biết nổi bật.
Tiêm vắc-xin HPV giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
Tiêm ung thư cổ tử cung là sử dụng một loại vắc-xin có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm sự gây hại của virus HPV tiêm trực tiếp vào cơ thể. Ngoài ngừa ung thư cổ tử cung, vắc-xin HPV còn có tác dụng phòng tránh các bệnh lý liên quan đường sinh dục khác như ung thư âm hộ, ung thư hậu môn.
Các chuyên gia cho biết, cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Do đó việc chích ngừa vắc-xin là giải pháp tốt nhất để chủ động ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung phát triển, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
>> Xem thêm: Biểu hiện ung thư cổ tử cung không nên coi thường
Đối tượng nên tiêm ung thư cổ tử cung
Ở Việt Nam, các bác sĩ khuyến cáo vắc-xin được chỉ định tiêm cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi. Vắc xin tiêm ung thư cổ tử cung sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu đối tượng áp dụng dưới 26 tuổi, chưa bị nhiễm HPV. Đặc biệt loại vắc-xin này có thể áp dụng cho cả người đã quan hệ tình dục và chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến khích áp dụng trước khi quan hệ tình dục để có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Mặc dù vắc-xin HPV được đánh giá là an toàn nhưng được khuyến cáo chống chỉ định với những đối tượng như:
Đối tượng có phản ứng mạnh với thành phần của thuốc hoặc liều tiêm vắc-xin trước đó.
Phụ nữ có thai không nên tiêm ung thư cổ tử cung. Nếu mang thai sau khi tiêm mũi đầu tiên thì các mũi sau phải hoãn cho đến khi sinh con xong để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tiêm ung thư cổ tử cung trước 26 tuổi để đạt hiệu quả tốt nhất
Liều lượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Hiện nay có rất nhiều loại vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tuy nhiên ở nước ta đang sử dụng phổ biến loại Vắc-xin Gardasil của Mỹ. Loại vắc-xin này giúp phòng chống 2 chủng virus HPV là 16 - 18 (virus gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn). Ngoài ra vắc-xin còn có hiệu quả trong việc chống lại virus chủng 6 và 11 gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.
Khi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung loại này, người tiêm sẽ thực hiện 3 mũi tiêm như sau:
Mũi 1 - mũi tiêm vào ngày đầu tiên.
Mũi 2 - tiêm cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng.
Mũi 3 - tiêm sau 6 tháng khi tiêm mũi đầu tiên.
Một số tác dụng phụ sau khi tiêm ung thư cổ tử cung
Theo các chuyên gia y tế cho biết, một loại vắc-xin dù có tốt và hiệu quả đến đâu cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên phản ứng sau khi tiêm vắc-xin HPV thường nhẹ và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, cụ thể như sau:
Vết tiêm sưng nhẹ và bị đỏ, có thể nóng hoặc đau tại vị trí tiêm nếu cử động mạnh.
Phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm vài giờ đồng hồ, sau đó dần dần biến mất.
Có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức xương khớp, đau bụng, buồn nôn.
Do đó, để đảm bảo an toàn và có biện pháp khắc phục triệu chứng bất thường kịp thời, hiệu quả nên nghỉ ngơi tại địa chỉ tiêm phòng từ 20 - 30 phút để theo dõi. Nếu không có vấn đề bất thường phát sinh có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.
Tiêm ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện một số tác dụng phụ
Nên làm gì sau khi tiêm ung thư cổ tử cung?
Sau khi đã tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin cần thiết, chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Để đảm bảo an toàn nhất nên sử dụng một số biện pháp bảo vệ như:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh để vùng kín ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công, trong đó có virus HPV.
Thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến ngày “đèn đỏ” và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy, không quan hệ tình dục bừa bãi.
Chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức đề kháng.
Không lạm dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá,...
Thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh phụ khoa nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng (nếu có).
>> Xem thêm: Tầm quan trọng của tầm soát ung thư cổ tử cung: Đừng để quá muộn!
Tiêm ung thư cổ tử cung ở đâu an toàn và chất lượng?
Để chích ngừa ung thư cổ tử cung, chị em nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và tiêm ngừa hiệu quả. Chị em có thể tham khảo một số địa chỉ tiêm ung thư cổ tử cung được liệt kê dưới đây:
Hệ thống tiêm chủng VNVC
Phòng tiêm chủng SAFPO
Bệnh viện phụ sản Hà Nội
Bệnh viện Từ Dũ - TP.HCM.
Viện Pasteur quận 3 - TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Hy vọng với bài viết Tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết đã cung cấp các thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Hồng Phát qua Hotline 037 569 2838 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết và hoàn toàn miễn phí.