Trong những tháng mang thai, bà bầu cần lưu ý rất nhiều vấn đề để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Trong đó, điều mà chị em phụ nữ cần quan tâm đến nhất là duy trì chỉ số đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết tăng quá cao sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? Và chỉ số đường huyết như thế nào là nguy hiểm? Các thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên đến chị em nữ giới. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số đường huyết thai kỳ là gì?

  Chỉ số đường huyết thai kỳ là chỉ số đo lường và phản ánh lượng đường (Glucose) trong máu của nữ giới đang mang thai. Bệnh được chẩn đoán vào khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu chỉ số đường huyết vượt quá mức giới hạn so với chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ thì chị em được nghi ngờ là mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết thai kỳ là chỉ số phản ảnh lượng đường trong máu

Chỉ số đường huyết thai kỳ là chỉ số phản ảnh lượng đường trong máu

  Thông thường, hầu hết nữ giới khi mang thai đều được chuyên gia y tế khuyến cáo về tình trạng bị tiểu đường. Đặc biệt nhất là ở những mẹ bầu sau càng phải cẩn thận gấp đôi nữ giới khác vì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao:

   Thai phụ nằm ngoài độ tuổi 30.

  ▶ Tiền sử trong gia đình thai phụ có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

  ▶ Mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

  ▶ Thai phụ có biểu hiện thừa cân, béo phì trước và trong thời gian mang thai.

  ▶ Thai nhi có số cân vượt mức quy định so với độ tuổi thai kỳ là 4.1kg.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

  Chỉ số đường huyết ở thai phụ được xem là bình thường và an toàn cần dựa trên các kết quả đo đạc, xét nghiệm. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ:

   Chỉ số đường huyết lúc đói: dưới 92 mg/dl Glucose (5.2 mmol/l máu)

   Chỉ số đường huyết sau khi ăn 1 giờ: dưới 180 mg/dl Glucose (10 mmol/l máu)

  ✛ Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: dưới 153 mg/dl Glucose (8.5 mmol/l máu)

  Để chủ động theo dõi chỉ số đường huyết trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Trong trường hợp, nhận thấy chỉ số đường huyết chênh lệch so với mức an toàn, thai phụ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng khắc phục phù hợp. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

  Muốn biết chính xác chỉ số đường huyết để cảnh báo mẹ bầu có đang bị bệnh đái tháo đường hay không? Chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra. Đặc biệt là trong 2 thời điểm sau, việc xác định chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là quan trọng nhất.

Bảng chỉ số đường huyết thai kỳ

Bảng chỉ số đường huyết thai kỳ

Ở lần khám thai đầu tiên

  Khám thai lần đầu có ý nghĩa rất lớn đối với thai phụ lẫn em bé. Khi có các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm, chị em nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ tư vấn và thực hiện siêu âm để đánh giá tình trạng, vị trí của thai nhi và sức khỏe người mẹ. Trong đó, so sánh chỉ số đường huyết của bà bầu có vượt quá mức chỉ số an toàn hay không. Nếu mẹ bầu có chỉ số đường huyết như sau thì được chẩn đoán bị đái tháo đường:

  ● Chỉ số đường huyết trên 7.0 mmol/l, HbA1c > 65% và lượng đường huyết ngẫu nhiên > 11.1 mmol/l.

  ● Mẹ bầu được chẩn đoán bệnh tiểu đường trong thai kỳ khi chỉ số đường huyết ở mức 5.1 mmol/l đến 7.0 mmol/l.

  ● Trong trường hợp chỉ số đường huyết lúc đói dưới 5.1 mmol/l thì sẽ phải đợi đến thai kỳ tuần 24 đến tuần 28 để làm các xét nghiệm dung nạp Glucose mới có thể nắm rõ chuẩn xác nhất mẹ bầu có bị đái tháo đường không.

Khám thai ở tuần thứ 24 đến tuần thứ 28

  Ở lần này, các chuyên gia y tế sẽ tiến hành đo nồng độ đường máu của thai phụ lúc đói. Sau đó, chị em được chỉ định uống khoảng 75g đường trong 5 phút và lấy máu để xét nghiệm đo nồng độ đường huyết trong thời gian khoảng 1 giờ đến 2 giờ sau khi mẹ uống.

  Nếu kết quả đối chiếu với bảng chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ cao hơn 7.0 mmol/l thì chị em đã bị đái tháo đường lâm sàn. Còn bà bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ khi rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau:

   Chỉ số đường huyết lúc đói >5.1 mmol/l

  ● Chỉ số đường huyết ở thời điểm sau khi ăn 1 giờ > 10mmol/l

  ● Chỉ số đường huyết ở thời điểm sau khi ăn 2 giờ >8.5 mmol/l

  Việc xác định và theo dõi chỉ số đường huyết trong thời gian mang thai là rất cần thiết, mẹ bầu không được lơ là. Bởi vì, một khi thai phụ có mức chỉ số đường huyết nguy hiểm kể trên sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

  Đối với thai nhi, bé có thể bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về đường hô hấp và bệnh đường huyết cao hơn so với các bé bình thường, thậm chí thai nhi còn bị dị tật bẩm sinh. Còn đối với thai phụ, khi bị đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu và băng huyết sau sinh. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị tăng tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần so với thai phụ khác. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách phòng ngừa tiểu đường khi mang thai

  Như vậy, để có sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh và trẻ sinh ra không mắc phải các dị tật bẩm sinh thì mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ càng về chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ. Đồng thời, tuân thủ những cách phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ sau theo khuyến cáo của chuyên gia y tế.

   Duy trì cân nặng khi mang thai

  Khi có kế hoạch sinh con, chị em nên duy trì cân nặng lý tưởng và đi khám sức khỏe tổng quát. Mặc dù việc thừa cân chưa chắc khiến chị em nữ giới bị đái tháo đường thai kỳ nhưng cân nặng quá mức có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với thai phụ bình thường. Một người có chỉ số khối cơ thể BMI hơn 30 khả năng bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 lần nữ giới có chỉ số BMI dưới 25.

  Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý đến số cân nặng đạt chuẩn của thai phụ qua từng số tuần tuổi thai nhi để tránh bị đái tháo đường.

Bà bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tránh bị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bà bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tránh bị bệnh đái tháo đường thai kỳ

   Chế độ dinh dưỡng khoa học

  Đối với mẹ bầu, duy trì chế độ dinh dưỡng giúp ích rất lớn đối với việc phòng tránh bệnh đái tháo đường. Thực tế, không có thực đơn đặc biệt nào cho tất cả các bà bầu để không bị tăng chỉ số đường huyết. Nhưng có một nguyên tắc chung mà chị em nên áp dụng là chia nhỏ khẩu bữa ăn, chọn nguồn tinh bột giàu chất xơ, ưu tiên nguồn chất béo tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống sữa mỗi ngày.

   Tăng cường vận động hợp lý

  Vận động cũng là một trong những cách giúp ổn định chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ. Nếu có thể, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục dành cho thai phụ như đi bộ, bơi lội , yoga… Tốt nhất, sau bữa ăn, bà bầu hãy dành thời gian vận động nhẹ nhàng. Việc làm này sẽ giúp đường huyết sau khi ăn không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sức bền của cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch.

  Trên đây là các thông tin về chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ và mức độ nghiêm trọng khi đường huyết tăng cao. Ngoài các chia sẻ trong bài viết, nếu còn bất cứ thắc mắc nào chị em phụ nữ hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Việt Hải qua Fanpage, gọi đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế tư vấn miễn phí và chu đáo nhé.