U bàng quang có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các loại u thuộc đường tiết niệu và phổ biến thứ 2 chỉ sau bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, một vấn đề được đặt ra liệu căn bệnh u bàng quang có nguy hiểm không? Câu hỏi này sẽ được các bác sĩ tại Việt Hải giải đáp thông qua bài viết dưới đây nên đừng vội lướt qua.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điểm qua thông tin về u bàng quang

Trước khi điểm qua thông tin giải đáp cho nghi vấn liệu u bàng quang có nguy hiểm không? Mọi người hãy cùng chúng tôi điểm qua các thông tin về bệnh lý này.

U bàng quang là loại u thường gặp trong tình trạng ung thư đường tiết niệu và trên thế giới u bàng quang đứng hàng thứ hai chỉ sau ung thư tiền liệt tuyến.

Thực tế loại u này được chia thành 2 dạng riêng biệt gồm u bàng quang lành tính và ác tính, cụ thể: 

Thông tin về u bàng quang ác tính

Tình trạng u bàng quang ác tính hay còn gọi là ung thư bàng quang chỉ một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bắt đầu trong bàng quang (một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu và chứa nước tiểu).

Ung thư bàng quang xuất phát từ các tế bào lót mặt trong của bàng quang, thường vào giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nhưng giai đoạn tiếp theo dễ dàng thấy được các triệu chứng như: 

Đi tiểu ra máu: Tiểu tiện thấy nước tiểu có lẫn cả máu là một trong nhiều biểu hiện cơ bản nhất của ung thư bàng quang.

Tiểu bị đau – tiểu rắt: Song song với tiểu ra máu thì người bệnh còn bị tiểu đau, đi tiểu nhiều lần trong ngày với số lượng nước tiểu ra rất ít.

Bị đau lưng: Đây là triệu chứng ung thư bàng quang đã ở giai đoạn tiến triển, thậm chí bệnh nhân còn bị giảm cân, sưng chân, đau xương và không thể đi tiểu hoàn toàn.

Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu và đau: Các cơn đau phổ biến ở lưng hoặc quanh thân cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang.

Dễ bị thiếu máu: Người đã mắc bệnh ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cực kỳ cao.

Giảm cân và mệt mỏi: Bệnh nhân bị ung thư bàng quang thường xuyên mệt mỏi và bị giảm cân đột không rõ nguyên nhân.

Thông tin về u bàng quang lành tính

So với loại u ác tính thì u bàng quang lành tính thường ít gây đau đớn và tốc độ tiến triển chậm, cũng như không có dấu hiệu xâm lấn hoặc lan rộng sang những tổ chức xung quanh hay cơ quan xa trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi khối u phát triển càng to thì sức chứa của bàng quang bắt đầu bị thu hẹp lại, niệu đạo, tử cung nữ và tuyến tiền liệt nam cũng sẽ bị khối u chèn ép. Lúc này, triệu chứng của u bàng quang lành tính cũng khá giống với ung thư bàng quang chẳng hạn như:

Đi tiểu gặp nhiều khó khăn: Người bệnh u bàng quang mỗi lần đi tiểu thường phải chịu cảm giác đau buốt khó chịu.

Vì người bệnh luôn cảm thấy tiểu không hết nước nhưng lại ra rất ít nước tiểu, tiểu yếu, tiểu ngắt quãng hoặc chỉ được nhỏ vài giọt, thậm chí bệnh nhân phải rặn mạnh thì mới có thể tiểu được.

Người bệnh thường xuyên buồn tiểu buộc phải đi ngay lập tức, đôi khi không kịp đi vệ sinh thì đã bị són ra quần. 

Tiểu ra máu: Trong nước tiểu thấy có màu hồng, đỏ hoặc vàng cam, chúng có hoặc không lẫn cục máu đông.

Nguyên nhân gây ra u bàng quang như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra thì u bàng quang có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến sau: 

Do di truyền: Bởi vì xuất hiện sự thay đổi bất thường trong quá trình sao chép từ ADN sang ARN dẫn đến thay đổi trong quá trình tổng hợp chất protein.

Do thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá là yếu tố thuận lợi gây ra ung thư bàng quang. Theo thống kê, các bệnh nhân ung thư bàng quang có tới 50% nam và 31% nữ có thói quen hút thuốc lá.

Do nghề nghiệp: Những công nhân trong ngành in, hóa chất, nhuộm, cao su, dầu mỏ, thuộc da thì có nguy cơ mắc bệnh u bàng quang rất cao, bởi các chất liên quan trực tiếp đến căn nguyên bệnh gồm có benzidine, beta-naphthylamine và 4-aminobiphenyl.

Cơ chế giúp các hóa chất trên gây ra u vẫn chưa biết chính xác, nhưng dường như đó là một quá trình gồm nhiều bước và liên quan đến việc kích hoạt gen tạo ung thư và quá trình ức chế hoặc làm mất hoàn toàn gen ức chế bệnh ung thư.

Do mắc phải sán: Đây là nguyên nhân hay gặp ở nước châu Phi do một loại sán máu (còn gọi là sán máng) mang tên khoa học là Schistosoma.

Như đã nêu bệnh có 2 mặt lành tính và ác tính nên khiến mọi người lo lắng liệu u bàng quang có nguy hiểm không? Nhìn chung theo chuyên gia nhận định thì căn bệnh này cần được hỗ trợ điều trị ngay. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Liệu u bàng quang có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào khả năng miễn dịch của mỗi người và mức độ xâm nhiễm của khối u thì mới đánh giá được u bàng quang có nguy hiểm không?

Một thực tế là u bàng quang lành tính có khả năng cao sẽ tiến triển thành u ác tính sau 10 năm nếu không tích cực hỗ trợ điều trị.

Do đó, cách tối ưu là khi phát hiện bản thân đang xảy ra những triệu chứng bất thường ở bàng quang, thì bệnh nhân hãy nhanh chóng đến địa chỉ chữa bệnh nam khoa uy tín để chẩn đoán kịp thời và áp dụng phương án xử lý phù hợp. 

Nếu xét trên tương quan so sánh giữa u lành tính và u ác tính ở bàng quang, thì u ác tính có khuynh hướng phá huỷ tế bào tại cơ quan này theo chiều sâu, thậm chí chúng còn gây thủng thành bàng quang.

Ở giai đoạn muộn, u ác tính dễ di căn tới những vùng xung quanh bằng cách xâm lấn trực tiếp theo hệ thống tuần hoàn máu cùng hệ bạch huyết, gây ra hàng hướng đến một số loạt cơ quan trọng yếu của cơ thể gồm thận gan, xương, phổi,v..v.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ sống hơn 5 năm ở các trường hợp có u bàng quang ở giai đoạn sớm là từ 51 đến 79%, đối với các ca có khối u lớn và xâm nhập sâu thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 25 đến 47%.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những điều cần thực hiện với u nang bàng quang

Người bệnh cũng thấy u nang bàng quang có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tính mạng người bệnh nên chú ý những điều dưới đây: 

Chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh: Nếu bạn muốn tránh tối đa bệnh có thể thực hiện các bước để giúp giảm nguy cơ.

 ▪Kiêng hút thuốc lá: Không sử dụng thuốc lá có nghĩa là các hóa chất gây ung thư trong khói thuốc không thể thu thập trong bàng quang, nếu không hút thuốc thì đừng bắt đầu. Nếu bạn đã hút thuốc hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch giúp dừng lại. Bên cạnh đó, các nhóm hỗ trợ, thuốc men và các phương pháp khác có thể giúp bỏ thuốc lá.

Những điều cần thực hiện với u nang bàng quang

 ▪Cẩn thận các loại hóa chất xung quanh: Nếu bạn làm việc với môi trường hóa chất hãy làm theo tất cả các hướng dẫn an toàn để tránh tiếp xúc tối đa.

 ▪Ăn nhiều các loại trái cây và rau quả: Bạn hãy chọn một chế độ ăn uống giàu các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Bởi chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Hỗ trợ điều trị u nang bàng quang: Ngoài nghi vấn u bàng quang có nguy hiểm không? u bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm gồm: phẫu thuật loại bỏ u, hóa trị và xạ trị cho ung thư bàng quang. 

  ➭➭Hy vọng những thông trên đã giải đáp tốt nghi vấn u bàng quang có nguy hiểm không? Mọi thắc mắc về sức khỏe hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải qua Hotline: 037.569.2838 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được hỗ trợ từ chuyên gia.