Giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này sinh ra một vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không? Câu hỏi này được rất nhiều bệnh nhân quan tâm nên chúng tôi dành 1 bài viết riêng để giải đáp cụ thể.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những điều cần lưu ý về giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trước khi tìm kiếm câu trả lời cho nghi vấn giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không? thì nam giới cần biết bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đe dọa trực tiếp đến khả năng có con. Theo thống kê của các chuyên gia nam học, khoảng 16% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh và 40% người bệnh phải đối diện với vô sinh – hiếm muộn. 

Bệnh này xảy ra khi các tĩnh mạch ở thừng tinh bị co giãn quá mức khiến máu không thể đẩy ngược về tim. Nếu máu ứ đọng ở tinh hoàn sẽ làm tăng nhiệt độ trong bìu dẫn đến chất lượng tinh trùng giảm xuống rõ rệt gây khó khăn trong việc thụ thai. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể do sự chèn ép quá độ hoặc van tĩnh mạch ở bộ phận sinh dục bị tổn thương. 

Những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường có các triệu chứng nổi bật sau: thấy vùng dưới bìu bị đau, cơn đau nặng nề hơn vào chiều tối hoặc sau khi ngồi quá lâu; Vùng trên bìu bị trùng xuống; bị biến dạng phần bìu, 2 bên tinh hoàn to và dày hơn trước; Cảm nhận được tĩnh mạch ở bìu nổi lên rõ rệt hơn.

Khi mắc bệnh nam giới nên chủ động đi thăm khám và bàn bạc kỹ với bác sĩ liệu tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không? Bởi việc điều trị sớm sẽ giúp giải quyết rất nhiều tác hại nguy hiểm, đặc biệt là tránh vô sinh – hiếm muộn vĩnh viễn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[GIẢI ĐÁP] Liệu giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không?

Theo các bác sĩ nam khoa cho biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm các cấp độ như sau:

Giai đoạn 0: Lúc này, người bệnh không nhận thấy bất kỳ các dấu hiệu cụ thể nào nhưng khi làm xét nghiệm có thể phát hiện ra bệnh.

Giai đoạn 1: Bắt đầu xuất hiện các búi tĩnh mạch xuất hiện ở bìu nhưng không gây ra đau đớn.

Giai đoạn 2: Khi nam giới đứng thẳng các búi tĩnh mạch to lên và trở nên nặng nề hơn.

Giai đoạn 3: Bệnh vẫn chưa hề có triệu chứng cụ thể, khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy phần búi tĩnh mạch dày và cứng hơn.

Giai đoạn 4: Búi tĩnh mạch bị giãn ra tối đa kéo phần bìu trễ xuống, 2 tinh hoàn bị sưng lên và đau đớn khi vận động.

Thông thường nam giới sẽ phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nhận thấy các cơn đau hiện ra rõ rệt. Tuy nhiên, người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm về tinh trùng, đo độ giãn tĩnh mạch để biết giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không? Trong trường hợp bệnh nhẹ thì các bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng biện pháp nội khoa như thuốc Tây hoặc Đông y, còn bệnh đã trở nặng thì phải áp dụng phẫu thuật để kết thúc bệnh.

Hơn nữa, bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên rằng mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ nên áp dụng khi chỉ số tinh dịch bất thường, cảm thấy rất đau đớn, kích thước tinh hoàn bị biến dạng, bị xuất tinh sớm và rối loạn cương dương. Lục này, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng tránh hàng loạt tai biến dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. 

Sau khi mổ có khoảng 69% người bệnh hồi phục khả năng thụ  thai tự nhiên sau 2 năm, nhưng khoảng 50% bệnh nhân sau mổ vẫn có khả năng tái phát bệnh nên cần  cân nhắc kĩ trước khi tiến hành phẫu thuật mổ.

Điểm qua các biện pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hiện nay, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh rất đa dạng bao gồm: phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi, vi phẫu. Các biện pháp này đều tuân theo một quy tắc chung là: cắt và thắt hai đầu tĩnh mạch tinh rồi làm xẹp hết máu đọng ở phần tĩnh mạch ngoại vi; không làm thương tổn động mạch tinh và bạch mạch. Mục đích của các phẫu thuật này là thắt tĩnh mạch tinh để tránh trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.

Với phẫu thuật truyền thống: Đây là cách mổ ít phức tạp nhất, với đường mổ có thể lựa chọn qua bìu hoặc bẹn. Tuy đơn giản song phẫu thuật này thường có tỉ lệ tái phát cao khiến người bệnh phải hỗ trợ điều trị kéo dài nên hiện nay không còn áp dụng phổ biến.

Với phẫu thuật gây nghẽn mạch có chọn lọc qua da: Biện pháp mổ mở để bác sĩ can thiệp loại bỏ búi tĩnh mạch thừng tinh. Báo cáo cho thấy biện pháp này tránh được tổn thương động mạch tinh và tràn dịch màng tinh hoàn, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành. Cụ thể, ở nam giới trưởng thành tỉ lệ tái phát đạt từ 7 đến 33%, nếu áp dụng mổ mở cho trẻ em thì nguy cơ tái phát cao hơn từ 15 đến 45%.

Với vi phẫu thuật: Phương án phẫu thuật này đã được áp dụng rộng rãi để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhờ đem lại hiệu quả cao, tránh được các biến chứng thường gặp trong phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh gồm: tràn dịch màng tinh hoàn, bị chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.

Với phẫu thuật nội soi: Biện pháp này có thể thay thế cho biện pháp truyền thông với tỷ lệ thành công tương đương. Tuy nhiên, hạn chế của mổ nội soi là nguy cơ biến chứng cao và tốn kém do phải dùng nhiều dụng cụ nội soi. Thế nên, mổ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phẫu thuật nội soi hiện ít được áp dụng.

Dù mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh theo phương pháp nào cũng đều là phẫu thuật khó với tỉ lệ tái phát cao, nên người bệnh phải tìm địa chỉ chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tốt nhất để được hỗ trợ điều trị toàn diện.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các vấn đề cần ghi nhớ sau khi chọn mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Người bệnh muốn rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe tránh làm vết thương mổ bị nhiễm trùng hoặc tổn thương cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

Người bệnh cần nghỉ ngơi tại trung tâm y tế điều trị ít nhất 48 giờ đồng hồ, hạn chế đi lại và tránh mặc quần áo bó sát tốt nhất nên mặc quần áo được địa chỉ thực hiện phẫu thuật cung cấp. 

Sau khi phẫu thuật, nam giới có thể xuất hiện những cơn đau nhẹ ở vết mổ, bìu bị sưng ít, rỉ ít máu. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng bông băng hoặc băng gạc để đắp lên vết mổ.

Cần chú ý vệ sinh vết thương và cơ thể đúng cách, không nên tắm quá lâu và không để vết thương tiếp xúc với nước để tránh nhiễm trùng. Bạn nhớ thay băng gạc theo thời gian quy định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống tăng cường khoáng chất và vitamin, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa, các loại ngũ cốc,v..v., phải ăn uống điều độ và ăn chín uống sôi.

Tránh đồ uống có cồn như bia rượu, các chất kích thích khác; tránh hoạt động lao động hay làm việc quá sức như khiêng vác nặng, quan hệ tình dục,v..v.

Người bệnh nên giữ cho tâm lý luôn ở trạng thái thoải mái, thư thái và tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức.

Cần theo lịch tái khám sau 2 tuần sau điều trị để kiểm tra tình trạng vết mổ và sức khỏe.

Nếu xuất hiện một số triệu chứng như cơn đau kéo dài, cơn đau không thuyên giảm dù đã  dùng thuốc, vết mổ bị chảy máu hoặc bầm xanh – thâm đen, vết mổ có mùi hôi, phần bìu sưng to, đau bộ phận sinh dục,v…v. Lúc này bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

  ➭➭Trên là thông tin giải đáp nghi vấn giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không? Mọi thắc mắc có thể liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải qua hai cách thức Hotline: 037.569.2838 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được hỗ trợ từ chuyên gia.