Tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu thường khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, vì không biết con mắc phải bệnh gì. Để có thể biết được hiện tượng trên xuất phát từ nguyên nhân nào, là dấu hiệu của bệnh gì, nhằm có cách điều trị kịp thời, mời phụ huynh xem ngay bài viết cảnh báo trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu dưới đây. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là như thế nào?

  Đó là hiện tượng phân của bé khi thải ra ngoài có dính lẫn chất nhầy kèm máu dính trên phân. Tình trạng này các bậc cha mẹ có thể quan sát được bằng mắt thường. Chất nhầy lúc này thường có màu trắng đục hoặc màu vàng.

Trẻ bị tình trạng đi ngoài có chất nhầy và máu phụ huynh cần chú ý

Trẻ bị tình trạng đi ngoài có chất nhầy và máu phụ huynh cần chú ý

  Thông thường hệ tiêu hóa của trẻ sẽ tiết ra một lớp dịch mỏng, dịch này có tác dụng bôi trơn bề mặt niêm mạc ruột, giúp quá trình vận chuyển phân, các chất cặn bã tới hậu môn và thực hiện thải ra ngoài một cách dễ dàng, trơn tru.

  Trường hợp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể trẻ khỏe mạnh, thì việc sản xuất chất nhầy với lượng vừa đủ. Nên khi trẻ đi ngoài, chất nhầy cũng sẽ theo phân đi ra ngoài và mắt thường sẽ khó có thể nhìn thấy được. Trái lại, nếu cơ thể trẻ bất ổn, chất nhầy sẽ được sản xuất với số lượng nhiều, nên khi chúng theo phân ra ngoài, chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Lúc này bậc cha mẹ cũng cần phải chú ý, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và cần thực hiện khám chữa bệnh ngay. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cảnh báo trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu – Dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm?

  Các chuyên gia đầu ngành thường khuyên các bậc phụ huynh, nên chú ý quan sát phân của trẻ, khi trẻ đi ngoài để có thể sớm phát hiện những điều bất thường về cơ thể nhất là đường tiêu hóa của trẻ, nhầm có hướng xử lý đúng cách và hiệu quả. Bởi tình trạng trẻ đi ngoài ra máu và có nhiều chất nhầy là biểu hiện không bình thường, thậm chí đó còn trở thành dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như:

 Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu - Dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm

 Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu – Dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm

Do rối loạn tiêu hóa

  Hiện tượng khi trẻ đi ngoài có chất nhầy kèm máu, đó cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến thức ăn đi khó tiêu hóa và gây ra tình trạng trên.

Trẻ bị táo bón

  Táo bón khiến niêm mạc đường ruột ở trẻ bị tổn thương, nên khi trẻ đi ngoài sẽ sinh ra chất nhầy. Bên cạnh đó, tình trạng táo bón kéo dài khiến phân trở nên nên khi cọ xát vào thành ruột gây ra hiện tượng đau rát và phân thải ra ngoài sẽ có chất nhầy và kèm máu lẫn vào phân của trẻ.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột

  Trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc do trẻ tiếp xúc với những ổ vi khuẩn có hại cho đường ruột, hệ tiêu hóa như khuẩn đường ruột Escherichia Coli (E.Coli), Campylobacter Jejuni, trực khuẩn lỵ Shigella, Vi khuẩn tả Vibrio cholerae, Salmonella enterocolitica… sẽ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và nhất là gây ra tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy kèm máu.

  Nếu bậc cha mẹ nhận thấy trẻ bị tiêu chảy đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày (khoảng 5-6 lần/giờ). Đặc biệt, phân toàn nước, nước phân đục… cần đưa ra trẻ đến ngay đơn vị y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hại cho trẻ.

Bệnh kiết lỵ

  Phần lớn trẻ đi ngoài ra máu kèm nhiều chất đó cũng trở thành dấu hiệu cảnh bảo của bệnh kiết lỵ ở trẻ, Bệnh kiết lỵ chủ yếu do lỵ trực khuẩn và lỵ amip gây ra. Khi thấy trẻ bị kiết lỵ các mẹ cũng tốt nhất nên đưa trẻ đi khám chữa kịp thời để tránh những hậu họa về sau. Khi bị bệnh kiết lỵ ngoài dấu hiệu trẻ đi ngoài có chất nhầy kèm máu, bệnh còn có nhiều triệu chứng điển hình khác như:sốt cao, phân lỏng, đại tiện nhiều lần/ngày…

  Ngoài ra, hiện tượng đi ngoài có chất nhầy và máu ở trẻ còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Lồng ruột cấp tính, bệnh trĩ, Polyp đại trực tràng, viêm đại tràng amip, do hội chứng ruột kích thích, do thiếu vitamin K, ăn dặm không đúng cách, viêm túi thừa, bệnh Crohn….

  ➧➧ Vậy nên, tốt nhất các bậc cha mẹ nhận thấy trẻ đi ngoài có chất nhầy kèm máu kéo dài không dứt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến đơn vị y tế chuyên khoa ngay, để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, thăm khám, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh lý hiện tại và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả cao, tránh biến chứng nguy hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khi trẻ đi ngoài có chất nhầy lẫn máu cha mẹ cần làm gì?

  Trong một vài trường hợp, bé đi ngoài ra chất nhầy và máu là hiện tượng rất bình thường, không đáng ngại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp đó là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ, nên các bậc cha mẹ không nên xem thường. Thay vào đó, hãy chú ý quan sát màu phân của bé để có thể xác định chính xác được tình trạng bệnh hoặc tốt hơn nên đưa bé đi khám và cần thực hiện tốt thêm những điều sau:

Khi trẻ đi ngoài có chất nhầy kèm máu cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

Khi trẻ đi ngoài có chất nhầy kèm máu cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

   Nhận thấy tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy và lẫn máu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, nên chủ động đưa trẻ đến ngay phòng khám y tế chuyên khoa để được khám chữa bệnh đúng phương pháp từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ tại nhà, điều này chỉ gây thêm biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

   Tuân thủ và cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng phác, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

   Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ (khoảng 1 -2 lít nước) mỗi ngày. Vì khi đi ngoài nhiều sẽ khiến cơ thể trẻ bị mất nước, nên việc uống nhiều nước giúp phân thải ra mềm, tránh hiện tượng mất nước, đi đại tiện dễ hơn và không gây tình trạng chảy máu.

   Nhận thấy trẻ đi ngoài có nhiều chất nhầy, cần phải thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn cho trẻ và nhất là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây tươi xay nhỏ nhằm giúp kích thích nhu động ruột dễ tiêu hóa thức ăn, tăng cường đề kháng.

   Nên tập thói quen cho trẻ đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là nên đi đại tiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

   Cho bé thường xuyên vận động, vận động nhiều không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh, chắc khỏe xương khớp, còn dễ đi đại tiện, tránh tình trạng táo bón.

   Tăng cường bổ sung nhiều những mẫu thực phẩm có chứa tính lợi khuẩn như: sữa chua,…

   Cách tốt nhất để tránh tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy là cho con trẻ thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ chuyên khoa, để có thể tầm soát bệnh tốt nhất và sớm phát hiện bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời, tránh gây hại cho trẻ.

   Cần nấu chín thực phẩm cho trẻ và cần phải đảm bảo tính vệ sinh. Bởi trẻ khả năng miễn dịch của trẻ còn non yếu.

  Hy vọng qua bài viết cảnh báo trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu đã có thể giúp các cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn và toàn diện hơn. Nếu còn thắc mắc hãy gọi ngay đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải tư vấn cụ thể hơn, chi tiết hơn và toàn hoàn miễn phí.