Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể mẹ bầu bị rối loạn chức năng dung nạp glucose, qua đó làm tăng lượng đường trong máu hơn mức bình thường. Để tìm hiểu tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết sau.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ. Đây là tình trạng cơ thể người mẹ bị rối loạn chức năng dung nạp glucose làm tăng lượng đường trong máu.

Tiểu đường thai kỳ có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai nhưng hay gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy nên, ở thời kỳ này các mẹ bầu cần lưu ý quan sát các thay đổi của cơ thể và duy trì việc khám thai định kỳ để phát hiện bệnh ngay từ sớm. Qua đó, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và có phương án can thiệp phù hợp.

Hiện nay, tỷ lệ thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 20% và tập trung chủ yếu ở những đối tượng sau:

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

mũi tên màu tím Nữ giới mang thai ở độ tuổi từ 35 trở lên.

mũi tên màu tím Thai phụ bị thừa cân, béo phì sẽ làm xuất hiện tình trạng tăng tiết insulin hoặc kháng insulin gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa glucose.

mũi tên màu tím Trong gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

mũi tên màu tím Từng có tiền sử bất dung nạp glucose.

mũi tên màu tím Mẹ bầu đã từng sinh con trên 4kg trước đó.

mũi tên màu tím Trước khi mang thai nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang.

mũi tên màu tím Mẹ bầu có tiền sử sản khoa bất thường như từng bị sảy thai, thai lưu, sinh non, con sinh ra bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ đều không rõ nét và rất khó để nhận biết ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện và nhận thấy rõ hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Vì thế, để tránh nhầm lẫn biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ với các triệu chứng mang thai khác mẹ bầu cần chú ý đến triệu chứng nhận biết tiểu đường thai kỳ dưới đây:

Khát nước

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy khát nước, môi khô, nứt nẻ môi. Lúc này, cơ thể cần nhiều nước hơn để trung hòa do lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, nếu mẹ có nhu cầu uống nước nhiều hơn bình thường trong thời gian dài thì phải hết sức chú ý vì đây có thể là biểu hiện của bệnh.

Tiểu nhiều lần trong ngày

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ tiếp theo đó là tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do bệnh làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, để hạ đường huyết, cơ thể thai phụ sẽ tăng đào thải Glucose qua đường nước tiểu. Điều này làm tăng tần suất đi tiểu và làm tăng lượng nước tiểu mỗi ngày.

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ

Cơ thể mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ hơn, mẹ bầu khi bị tiểu đường sẽ cảm thấy uể oải dù không vận động nhiều. Nguyên nhân là do các tế bào không được nhận đủ lượng đường cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày. Từ đó, gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.

Thèm đồ ngọt không ngừng

Đây cũng là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này xảy ra là do Glucose không được chuyển hóa nên mẹ bị thiếu năng lượng. Khi đó, cơ thể gửi tín hiệu lên não bộ để làm tăng cảm giác đói cũng như cảm giác thèm ăn đồ ngọt.

Vết thương lâu lành

Vết thương ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường lâu lành do nồng độ đường trong máu cao làm suy giảm khả năng miễn dịch và tái tạo tế bào.

Triệu chứng khác

Ngoài những dấu hiệu trên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn gặp phải hiện tượng mắt mờ, sụt cân không rõ lý do, ngứa ngáy vùng kín,…

>>> Xem thêm: Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu là hợp lý

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Góc giải đáp | Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng sản khoa nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chẳng hạn như:

Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

Để giải đáp nghi vấn bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh gây nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ bầu như:

mũi tên màu cam Tăng huyết áp: Biến chứng này nếu xảy ra trong thời gian mang thai có thể khiến mẹ bầu đối diện với nguy cơ tiền sản giật và sản giật, tai biến mạch máu não,…

mũi tên màu cam Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Mất cân bằng glucose huyết nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, suy giảm chức năng bài tiết, viêm đài bể thận cấp hoặc nhiễm trùng ối.

mũi tên màu cam Sinh non: Đây cũng là biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ. Khi tình trạng rối loạn kiểm soát glucose trong máu dẫn đến biến chứng nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp tăng và biến chứng tiền sản giật là nguyên nhân gây sinh non.

mũi tên màu cam Tăng nguy cơ sinh mổ và biến chứng tiểu đường type 2 sau khi sinh.

mũi tên màu cam Tiểu đường thai kỳ còn gây ảnh hưởng nặng nề tới cả thần kinh và thị lực mẹ bầu.

Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Ngoài những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ, căn bệnh này còn ảnh hưởng đến thai nhi như:

mũi tên màu cam Thai to quá mức: Khi lượng glucose dư thừa trong máu mẹ bầu sẽ được vận chuyển vào thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối. Để giải quyết lượng đường này, tuyến tụy của thai nhi sẽ phải hoạt động chuyển hóa năng lượng quá mức khiến thai nhi có kích thước lớn hơn so với bình thường.

mũi tên màu cam Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về chuyển hóa khi chào đời.

mũi tên màu cam Biến chứng tăng hồng cầu ở trẻ dẫn đến vàng da và bệnh lý đường hô hấp. Từ đó gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ về sau.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần nhanh chóng liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải để được hỗ trợ thăm khám và đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả.

Tại đây, các chuyên gia sẽ đưa ra các biện pháp xử lý như:

mũi tên màu vàng Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều tiết hàm lượng tinh bột và đường khi dung nạp vào cơ thể.

mũi tên màu vàng Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và vận động nhẹ nhàng giúp duy trì sự ổn định của đường huyết.

mũi tên màu vàng Dùng thuốc đặc trị để cải thiện tình trạng tiểu đường.

Bài viết trên đã giúp mọi người tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nếu còn điều gì vướng mắc, hãy gọi đến Hotline: 037.569.2838 hoặc trao đổi với các chuyên gia qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết thêm thông tin chi tiết.