Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: Tự hủy hoại đời mình và thậm chí có thể tước đi mạng sống của con mình. Do đó, bài viết sau sẽ giúp mọi người tìm hiểu dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Điều này rất cần thiết giúp phát hiện bệnh sớm, có cách điều trị kịp thời, hiệu quả, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về chứng bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (viết tắt PPD) đó là hiện tượng người phụ nữ sau khi sinh con bị rối loạn cảm xúc, hành vi, thể chất, tâm lý đều bị thay đổi. Họ thường có những suy nghĩ tiêu cực, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, tính tình trở nên cáu gắt, lo lắng, buồn chán nhiều vấn đề trong đời sống.

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn cảm xúc xảy ra sau khi sinh đẻ

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn cảm xúc xảy ra sau khi sinh đẻ

Chứng bệnh trầm cảm này có thể xuất hiện ở mọi người mẹ sau sinh. Nhưng với đối tượng phụ nữ lần đầu sinh con thường chiếm tỷ lệ cao hơn và bệnh thường phát triển trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Theo thống kê, có khoảng từ 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào chứng trầm cảm. Trong đó 15% xuất hiện trong 3 tháng đầu, 15 – 25% xảy ra trong khoảng năm đầu sau sinh. 

Chứng bệnh trầm cảm sau sinh có 3 mức độ khác nhau đó là: Nhẹ, vừa và nặng. Do đó, với các mẹ sau sinh bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc vừa có thể tự khỏi, nếu có cuộc sống tích cực và nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Nhưng có nhiều trường hợp bị trầm cảm nặng cần phải có sự can thiệp kịp thời từ y khoa. Nếu không các mẹ sẽ gây ra nhiều hành động không tự chủ như tự hủy hoại bản thân, kết thúc sinh mạng của cả mẹ và bé… Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Nói về nguyên nhân gây chứng trầm cảm sau khi sinh ở chị em, các nhà y khoa hiện vẫn chưa tìm ra đâu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây chính là dấu hiệu tâm lý riêng ở mỗi người và do nhiều yếu tố khác nhau tác động. Cụ thể có thể do những yếu tố như: 

Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sau sinh.

Có tiền sử bị bệnh trầm cảm hoặc do di truyền từ gia đình.

Yếu tố cảm xúc, tâm lý bị sang chấn như: Quan hệ vợ chồng mâu thuẫn, con cái sinh ra yếu ớt bệnh tật, lo lắng về tài chính…

Bị mệt mỏi, thiếu ngủ trầm trọng trong quá trình chăm sóc con nhỏ.

Yếu tố trong đời sống như: Không được sự quan tâm, giúp đỡ từ người thân trong gia đình…

Qua đó, ngoài nắm rõ về chứng trầm cảm sau sinh là gì, nguyên nhân gây bệnh. Tiếp đây, mọi người cần điểm qua dấu hiệu gây chứng trầm cảm. Từ đó, có thể sớm phát hiện bản thân, vợ mắc bệnh. Nhằm chủ động điều trị hoặc đưa ra cách bảo vệ bản thân tốt nhất, tránh bị ảnh hưởng tiêu cực. Một số dấu hiệu trầm cảm sau sinh dễ nhận biết và phổ biến như sau:

Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Những triệu chứng về cảm xúc

Các mẹ sau sinh có khí sắc trầm, luôn trong cảm giác buồn bã không lý do, không nguyên nhân. Nếu tình trạng này kéo dài và tăng nặng dần lên khiến người mẹ không thể nào thoát ra, không tháo gỡ được những cảm xúc buồn đó.

Bệnh trầm cảm sau sinh khiến người bệnh luôn bị tự ti về bản thân, ngoại hình: Xấu xí, vô dụng, bất tài và tệ hơn còn có cảm giác tội lỗi, hối hận.

Luôn trong cảm giác sợ hãi, lo lắng mọi điều. Lo quá nhiều điều thành ra bản thân bị mơ hồ.

Sợ bản thân ở một mình, sợ tiếp xúc với người lạ, sợ bị bỏ rơi. Thêm đó, bị tuyệt vọng, chán nản….

Những triệu chứng về hành động

Người mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh sẽ có nhiều hành vi bất thường dễ nhận biết như:

Không chăm sóc, không quan tâm đến cả bản thân và đứa trẻ. Ngay cả trẻ la khóc mẹ thấy sợ, buồn bực, không chăm.

  Người mẹ ăn nhiều hơn bình thường, ăn liên tục hoặc có người bị chán ăn.

  Giấc ngủ bị rối loạn mất ngủ, thức đêm, ngủ quá nhiều, ngủ gặp ác mộng…

Không muốn hoạt động, chỉ muốn nằm hoài, kiểu như cơ thể bị cảm giác mệt mỏi rã rời. 

Cảm giác không có hứng thú, với mọi thứ xung quanh, kể cả với những sở thích trước đó.

Không muốn gặp gỡ, không muốn nói chuyện với mọi người, kể cả người thân.

Những triệu chứng về suy nghĩ

Nói về dấu hiệu trầm cảm sau sinh tất nhiên không thể thiếu những triệu chứng về suy nghĩ. Khi mắc bệnh các mẹ thường có những suy nghĩ tiêu cực và có thể gây hại như:

Trí nhớ suy giảm, hay nhầm lẫn.

Có ý nghĩa rất tiêu cực, thậm chí nghĩ về hành vi làm tổn thương bản thân và cả con.

Trầm cảm sau sinh khiến người mẹ suy nghĩ mọi việc mông lung hoặc phức tạp, nên khó đưa ra được quyết định đúng đắn.

Sự tập trung bị hạn chế, khó có thể chú ý vào bất cứ việc gì.

Những triệu chứng khác

Ngoài những dấu hiệu trầm cảm sau sinh điển hình phổ biến, dễ nhận biết nêu trên, chứng bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như: Bị đau đầu, hồi hộp không rõ nguyên do, vã mồ hôi, hứng thú tình dục không còn, không muốn gần gũi với chồng…

** Xem thêm: Thụ tinh nhân tạo và những điều cần biết

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ: Cách điều trị, vượt qua trầm cảm sau sinh an toàn, hiệu quả

Nhận thức sớm về những dấu hiệu trầm cảm sau sinh là điều rất quan trọng. Bởi nó giúp bạn có thể sớm nhận thức, phòng tránh, điều trị bệnh và có cách vượt tốt nhất. Cụ thể dưới đây là một số cách giúp bạn vượt qua trầm cảm sau khi sinh hiệu quả mọi người cần lưu ý, tham khảo và thực hiện. Cụ thể:

Hỗ trợ trị liệu từ người thân

Người chồng cần biết yêu thương, san sẻ với vợ nhằm giúp vợ nhanh chóng vượt qua chứng trầm càm

Người chồng cần biết yêu thương, san sẻ với vợ nhằm giúp vợ nhanh chóng vượt qua chứng trầm càm

Gia đình, bạn bè, những người thân cận trong gia đình và nhất là người chồng chính là nhân tố gây tác động rất lớn đến quá trình điều trị chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh của các mẹ bầu. Bởi khi mắc phải chứng bệnh này, các mẹ cần được chia sẻ, cần được quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn. Do đó, để giúp các mẹ sớm vượt qua trầm cảm sau sinh này, gia đình nên hiểu, cảm thông, chia sẻ  và có những những hành động tương tác, hỗ trợ người mẹ thích hợp như:

Mọi người cần chủ động hỗ trợ hoặc hướng dẫn người mẹ trong việc chăm sóc em bé.

Giúp người mẹ có được bữa ăn đủ dinh dưỡng, hoặc trông bé để người mẹ có được giấc ngủ ngon.

Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với người mẹ, giúp các mẹ có được sự hứng thú và quên đi muộn phiền.

Đặc biệt, người chồng cần quan tâm, san sẻ, tâm sự thật nhiều với người vợ. Dành nhiều lời động viên, an ủi yêu thương cho người vợ. Đó sẽ là động lực chính giúp người vợ mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Hỗ trợ điều trị bằng thuốc

Như nói trên, nếu nghĩ rằng bản thân có mắc chứng trầm cảm sau sinh cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt. Sau thăm khám tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần giúp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Với trường hợp điều trị chứng trầm cảm bằng thuốc thường sẽ có gây ra một số tác dụng phụ như: Gây buồn ngủ, khô miệng… 

Điều trị tâm lý với bác sĩ

Tư vấn tâm lý với bác sĩ chuyên khoa cũng là trong những cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả, an toàn. Với những người mẹ mắc chứng trầm cảm ở dạng nhẹ, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tâm lý trực tiếp, sau đó các mẹ có thể dễ dàng vượt qua. Trường hợp bệnh nặng hơn, sẽ có sự kết hợp điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý.

Ngoài ra, người mẹ cũng cần thực hiện thêm một số điều như vậy mới nhanh chóng, dễ dàng vượt qua chứng bệnh trầm cảm sau sinh như: Ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa; tranh thủ ngủ khi con đã ngủ; học cách giúp bản thân được thư giãn hơn; nên tự tin vào những gì bản thân đang có; có thể kết hợp tập một vài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà… Những điều này đều góp phần giúp bản thân người mẹ dễ dàng vượt qua chứng trầm cảm nhanh chóng.

Mong qua bài viết tìm hiểu dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở phụ nữ, đã giúp mọi người có những nhận thức đúng đắn hơn về chứng bệnh này. Để có thể phòng tránh, bảo vệ các mẹ sau sinh tốt hơn. Nếu còn thắc mắc hãy gọi đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải tư vấn cụ thể hơn.