Giang mai là một trong số các bệnh xã hội nguy hiểm gây ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh và có khả năng cao lây lan cho mọi người xung quanh. Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây lan của bệnh giang mai. Ngoài ra bệnh còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau khác, gây ra nhiều hệ lụy nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Tìm hiểu con đường lây lan của bệnh giang mai có thể bạn chưa biết được chia sẻ ngay dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các triệu chứng nhận biết bệnh giang mai

        Trước khi giải đáp các con đường lây lan của bệnh giang mai cần nắm rõ một số thông tin nhận biết bệnh lý này. Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính do vi khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Bệnh xã hội này có biểu hiện rất đa dạng qua từng giai đoạn bệnh lý, cụ thể như:

Giang mai thời kỳ đầu

        Lúc này dấu hiệu nhận biết chủ yếu là xuất hiện các vết lở loét nhưng không gây đau đớn gọi là các săng giang mai và cục hạch. Sau khoảng từ 3 – 6 tuần dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất, không để lại sẹo dù chưa được điều trị. Tuy nhiên đây là thời gian mà xoắn khuẩn giang mai đã lan truyền ra khắp cơ thể.

Nên nhận biết các triệu chứng của bệnh giang mai càng sớm càng tốt

Nên nhận biết các triệu chứng của bệnh giang mai càng sớm càng tốt

Giang mai giai đoạn 2

        Xuất hiện sau khoảng từ 2 – 4 tháng tính từ thời điểm nhiễm bệnh. Dấu hiệu nhận biết chủ yếu là sốt, đau nhức xương khớp, đau đầu, phát ban hình đồng xu ở khắp cơ thể, nổi mụn nước ở bộ phận sinh dục, nổi hạch ở cổ,…

Giang mai giai đoạn 3

        Xảy ra sau nhiều năm tính từ thời điểm nhiễm trùng ban đầu. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như suy van động mạch chủ, hẹp động mạch vành hoặc tách thành động mạch chủ lên. Ngoài ra còn gây ra các tổn thương thần kinh như đau thần kinh do giang mai, Tabes tủy sống, viêm màng não, đột quỵ, liệt nhẹ toàn thân,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

        >> Xem thêm: Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh?

[Giải đáp] Các con đường lây lan của bệnh giang mai cần nắm

        Theo các chuyên gia y khoa cho biết, giang mai có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể như:

Quan hệ tình dục không an toàn

        Quan hệ tình dục là con đường lây lan của bệnh giang mai nói riêng và các bệnh xã hội khác nói chung. Nguyên nhân là do săng giang mai có thể xuất hiện ở quanh dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng hoặc ở môi/ miệng. Do đó quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm bệnh rất nhanh.

        Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao thường là người hành nghề mại dâm, người thường xuyên quan hệ tình dục bừa bãi và người có quan hệ tình dục đồng tính. Không chỉ quan hệ tình dục qua đường hậu môn, âm đạo mà quan hệ tình dục qua đường miệng cũng có khả năng cao làm lây nhiễm bệnh giang mai.

Lây truyền qua đường máu

        Các xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong máu của người bệnh, chính vì vậy nếu vô tình tiếp xúc với máu người bệnh qua vết thương hở sẽ có khả năng làm lây nhiễm bệnh giang mai. Bên cạnh đó nếu người khỏe mạnh sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh hoặc truyền máu không an toàn cũng là đường lây lan của bệnh giang mai mà mọi người cần đặc biệt lưu ý.

Bệnh giang mai lây truyền qua nhiều con dường khác nhau

Bệnh giang mai lây truyền qua nhiều con dường khác nhau

Tiếp xúc thân mật / sử dụng chung đồ dùng cá nhân

        Những tiếp xúc thân mật như ôm, hôn cũng tạo điều kiện cho các xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Ngoài ra thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải đánh răng, khăn tắm cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm giang mai từ người sang người.

Lây truyền từ mẹ sang con

        Con đường lây lan của bệnh giang mai – Nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai thì thai nhi có thể bị bệnh giang mai bẩm sinh do lây truyền qua suốt thai kỳ hoặc qua quá trình sinh con. Lưu ý, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc thai tử vong ngay từ khi mới chào đời. Trong một số trường hợp em bé sinh ra có thể bị dị tật, chậm phát triển, động kinh hoặc mù lòa bẩm sinh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

        >> Xem thêm: Những tác hại của bệnh giang mai giai đoạn đầu

Lời khuyên của chuyên gia

        Các chuyên gia cho biết bệnh giang mai có thể điều trị dứt điểm hiệu quả nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Nếu điều trị chậm trễ xoắn khuẩn giang mai sẽ gây tổn thương đến xương, hệ thần kinh và tim mạch, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

        Cách tốt nhất là trang bị những kiến thức phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, cụ thể như:

hình trái tim Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy 1 vợ – 1 chồng, không ngoại tình, quan hệ với gái mại dâm,…

hình trái tim Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, dùng chung bơm kim tiêm để tránh tiếp xúc với máu, dịch nhầy của người bệnh.

Nên đi xét nghiệm ngay nếu nghi ngờ mắc bệnh giang mai

Nên đi xét nghiệm ngay nếu nghi ngờ mắc bệnh giang mai

hình trái tim Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường cần phải thăm khám ngay để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

hình trái tim Nếu phụ nữ có ý định mang thai thì cần đi khám sức khỏe để kiểm tra mình có bị giang mai hay không. Nếu có thì cần phải điều trị dứt điểm trước khi có em bé. Trong trường hợp phát hiện bệnh khi đã có thai thì cần nghiêm túc tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

        Thông qua bài viết Tìm hiểu con đường lây lan của bệnh giang mai có thể bạn chưa biết được Phòng khám đa khoa Việt Hải chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 037.569.2838 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.