Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Trong đó, suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân chính khiến chị em phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Vậy bệnh suy buồng trứng là gì? Tại sao nữ giới bị suy giảm chức năng buồng trứng? Và làm sao để phòng tránh bệnh suy buồng trứng? Ở bài này chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các vấn đề trên đến phái nữ. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về loại bệnh này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh suy buồng trứng là gì?

  Giống như tinh hoàn, buồng trứng đảm nhiệm chức năng sinh sản của phụ nữ. Nếu bộ phận này bị tổn thương, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em nữ giới. Do đó, vệ sinh sạch sẽ vùng kín, khám bệnh định kỳ là lời khuyên mà các chuyên gia y tế thường xuyên nhắc nhỡ phái đẹp.

Suy buồng trứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn

Suy buồng trứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn

  Suy giảm chức năng buồng trứng có thể hiểu một cách đơn giản thì đây là căn bệnh làm suy giảm chức năng của buồng trứng, chất lượng trứng thấp và chu kỳ phóng noãn bất thường. Từ đó, gây ra hậu quả là phái nữ khó mang thai hơn so với người bình thường. Nếu ủ bệnh lâu năm, không chữa trị kịp thời, chị em nữ giới có thể vĩnh viễn không có con, hiếm muộn. Độ tuổi mắc bệnh suy buồng trứng phổ biến nhất ở lứa tuổi trung niên (30 – 40 tuổi). Một số trường hợp hiếm gặp là các thiếu nữ vừa trải qua thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể mắc bệnh suy buồng trứng, nhưng tỷ lệ rất thấp.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm chức năng buồng trứng ở nữ giới

  Sở dĩ bệnh suy giảm chức buồng trứng xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trung niên là vì độ tuổi này thường rơi vào các trường hợp dưới đây. Mà những trường hợp sau lại là nguyên nhân chính gây ra bệnh suy buồng trứng ở nữ giới.

Nạo phá thai nhiều lần

  Có nhiều lý do khiến phái nữ phải bỏ đi đứa con của mình nên không thể phán xét việc làm này là đúng hay sai. Nhiều phụ nữ bắt buộc nạo thai vì đang mắc bệnh nguy hiểm không thể mang thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh… trong khi họ đang rất chờ mong đứa trẻ ra đời. Tuy nhiên, nạo phá thai nhiều lần không chỉ gây nguy hiểm cho tử cung mà còn dẫn đến các bệnh về buồng trứng: viêm buồng trứng, chảy máu buồng trứng, suy buồng trứng. Trong những lần phá thai, nếu nữ giới đến các cơ sở y tế sinh sản kém chất lượng thì nguy cơ mắc căn bệnh này là rất cao. Vì dụng cụ y tế, máy móc… không được vô trùng đúng cách. Phòng bệnh khử trùng chưa đạt tiêu chuẩn. Từ đó, những vi khuẩn bám trên thiết bị y tế khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục sẽ xâm nhập và gây viêm nhiễm buồng trứng lẫn các cơ quan khác.

Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực

  Ngày nay, phụ nữ không chỉ đảm nhiệm việc nội trợ mà còn rất giỏi các công việc ngoài xã hội. Nên áp lực, stress… là vấn đề khó tránh khỏi. Khi rơi vào trạng thái này, cơ thể phái nữ sẽ vô cùng mệt mỏi, tinh thần suy giảm… Nếu không giải tỏa sớm thì có thể gây ra bệnh suy giảm chức năng buồng trứng.

Nạo phá thay là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng

Nạo phá thay là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng

Do nhiễm trùng đường sinh sản

  Do bận rộn nên nhiều chị em phụ nữ lơ là, bỏ qua vấn đề vệ sinh cho “bạn nhỏ”. Hay có y thức giữ gìn vệ sinh nhưng thực hiện chưa đúng cách, quan hệ với những người mắc các bệnh xã hội (giang mai, lậu, sùi mào gà và mụn rộp sinh dục) mà không sử dụng bao cao su… thì phần trăm mắc bệnh suy buồng trứng là rất lớn.

Di chứng từ các cuộc điều trị

  Những người phụ nữ đã từng phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc cả 2 bên buồng trứng sẽ dễ mắc căn bệnh này. Vì, sau khi đã trải qua phẫu thuật, các cơ quan chức năng của buồng trứng bị rối loạn và suy giảm.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy buồng trứng

  Có thể khẳng định rằng, việc tìm hiểu bệnh suy chức năng buồng trứng là gì? Dấu hiệu nào để nhận về căn bệnh này? Là điều hết sức cần thiết. Bởi vì, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau đây, bạn đến ngay các phòng khám Đa khoa Việt Hải để điều trị thì vẫn có thể thực hiện được nhiệm vụ thiêng liêng là làm mẹ.

   Chu kỳ hành kinh không đều, có khi tắt kinh vài năm liền hoặc mấy tháng mới có một lần.

   Một triệu chứng khác của kinh nguyệt cũng là dấu hiệu về bệnh suy giảm chức năng buồng trứng. Đó là rối loạn kinh nguyệt, lúc có ít lúc thì lượng kinh nguyệt rất nhiều và kéo dài đến 10 – 15 ngày. Đồng thời, mỗi lần hành kinh màu sắc kinh nguyệt đều thay đổi.

   Cơ quan tiết niệu bị rối loạn như tiểu són, số lần đi vệ sinh gấp đôi ngày thường…

Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng

Kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng

   Da bắt đầu nhăn nheo, tuổi còn trẻ nhưng lại xuất hiện nhiều vết nhăn, ngực chảy xệ…

  ✦ Ở mỗi lần quan hệ bộ phận âm đạo đau rát, nhu cầu về tình dục giảm hoặc không còn ham muốn trong vấn đề chăn gối.

  ✦ Khi làm xét nghiệm, nồng độ estrogen đột ngột suy giảm, tiến hành siêu âm thì phát hiện buồng trứng không phát triển…

Chữa trị bệnh suy buồng trứng bằng phương pháp nào?

  Với bệnh suy giảm buồng trứng, tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và cơ địa của từng phụ nữ mà các y bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa trị riêng. Nhưng nhìn chung thường sử dụng 2 biện pháp trị liệu sau đây:

   Sử dụng thuốc chữa bệnh suy buồng trứng

  Ở giai đoạn đầu, bệnh chỉ ở trạng thái viêm nhiễm nên có thể sử dụng các liều thuốc cao như: corticosteroid, oestradiol clomiphene citrate… hoặc dùng miếng dán estradiol để kích thích nồng độ estrogen trở lại bình thường. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là để lại những biến chứng cho gan và ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

  ✴ Sử dụng hormon thay thế

  Liệu pháp này sẽ giúp tăng cường và cân bằng nội tiết estrogen, thúc đẩy buồng trứng hoạt động và phóng thích noãn. Từ đây, những biểu hiện của bệnh suy giảm chức năng buồng trứng dần biết mất, giúp cơ thể nữ giới tràn đầy sức sống và khỏe khoắn hơn. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ cách phòng tránh bệnh suy buồng trứng

  Để không phải mất tiền và thời gian khám chữa bệnh suy buồng trứng thì ngay từ bây giờ bạn hãy quan tâm đến cơ thể. Bằng cách thực hiện nghiêm chỉnh các lời khuyên dưới đây từ chuyên gia y tế:

   Sống lành mạnh, nói không với các chất kích thích (rượu, bia…), tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như: đậu nành, mè, trái anh đào, rau xanh… Đây là những thực phẩm chứa nhiều hormon sinh dục nữ nên rất có lợi cho quá trình rụng trứng và mang thai.

   Luôn để tinh thần ở trạng thái tốt nhất, khi cơ thể mệt mỏi và căng thẳng thì ngay lập tức giải toả.

   Dành thời gian chăm sóc cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục, thực hiện phương pháp vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của chuyên gia.

   Trong quá trình quan hệ với bạn đời hãy sử dụng các biện pháp an toàn. Nếu nhu cầu tình dục giảm có thể dùng chất bôi trơn, thay đổi tư thế… để tăng ham muốn.

   Cứ cách 3 – 6 tháng bạn hãy đến các bệnh viện chuyên về phụ khoa để thăm khám định kỳ. Đây là việc làm rất cần thiết, giúp sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, khả năng sinh sản và tính mạng.

  Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh suy giảm chức năng buồng trứng và các chia sẻ để phòng tránh căn bệnh này. Ngoài các thông tin trong bài, nếu bạn có thắc mắc nào hay cần tư vấn gấp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi Hotline: 037.569.2838 hoặc nhắn tin tại >>Tư Vấn Trực Tuyến<< nhé.