Nhận biết sớm bệnh giang mai và điều trị ngay từ giai đoạn đầu giúp dễ dàng hơn trong việc chữa trị, hồi phục bệnh hiệu quả và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh. Trong đó xét nghiệm giang mai chính là phương pháp hàng đầu để kiểm tra xoắn khuẩn có tồn tại trong cơ thể hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Cùng tham khảo bài viết Những điều bạn chưa biết về xét nghiệm giang mai được chia sẻ ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Một số thông tin chung cần biết về bệnh giang mai

        Trước khi tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm giang mai cần nắm rõ một số thông tin về bệnh lý này. Theo số liệu thống kê cho thấy, giang mai là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục đang có số lượng người mắc bệnh tăng nhanh trong những năm gần đây. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên Treponema Pallidum gây ra. 

        Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 tuần sau khi xoắn khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn bệnh lý với các biểu hiện đặc trưng riêng nổi bật, cụ thể như: 

Giang mai là bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay

Giang mai là bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay

 Giai đoạn 1: Sau khi trải qua thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như hình thành các vết loét nhỏ ở bộ phận sinh dục, môi, lưỡi,… Vết loét có thể có hình tròn hoặc hình bầu dục, có màu đỏ, không gây ngứa, không chảy mủ,… Sau khoảng 6 – 8 tuần các vết loét sẽ tự động biến mất.

Giai đoạn 2: Lúc này xoắn khuẩn gây bệnh đã ở trong cơ thể từ 6 – 9 tháng, cơ thể xuất hiện các nốt ban màu đỏ, hơi sần như các vết bỏng nước, gây lở loét da và niêm mạc,…

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh lý. Xoắn khuẩn lúc này đã xâm nhập vào các cơ quan bên trong cơ thể như não, tim, phổi,… gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Các chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp bệnh giang mai phát hiện và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và có tiến triển xấu. Điều này khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và lâu hồi phục sức khỏe. Do đó nên thăm khám và xét nghiệm giang mai sớm để phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

        >> Xem thêm: Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh?

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai chính xác, hiệu quả

        Hiện nay để chẩn đoán bệnh hiệu quả và chính xác, các chuyên gia chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm giang mai cần thiết để cho được kết quả chính xác nhất. 

       Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai đã được nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng rộng rãi. Tùy theo từng đối tượng với các triệu chứng nổi bật mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm giang mai hiệu quả đang được ứng dụng phổ biến hiện nay:

Xét nghiệm bằng cách soi trên kính hiển vi trường tối

        Phương pháp này được áp dụng cho đối tượng nghi ngờ mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu. Tức là người bệnh chỉ vừa xuất hiện các vết loét còn khá nhỏ. Lúc này xoắn khuẩn chưa xâm nhập sâu vào máu của người bệnh nên dễ điều trị và hạn chế biến chứng phát sinh.

        Các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu vật là các vết viêm loét trên da, dịch niệu đạo ở nam giới và dịch âm đạo ở nữ giới để thực hiện soi dưới kính hiển vi trường tối. Sau đó các bác sĩ sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm và xác định chính xác có sự tồn tại của xoắn khuẩn gây bệnh giang mai hay không.

Xét nghiệm máu

        Xét nghiệm máu là phương pháp được dùng chung để phát hiện hầu hết các loại bệnh lý hiệu quả. Với xét nghiệm giang mai, các bác sĩ sẽ lấy máu hoặc chọc dò dịch não tủy hay dịch tủy sống để chất dịch tiết ra và mang đi xét nghiệm.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai hiệu quả

Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai hiệu quả

Xét nghiệm mô bệnh

        Phương pháp này sẽ lấy dịch kháng thể mà cơ thể người nghi ngờ bị bệnh tiết ra, sau đó dùng phản ứng sàng lọc RPR để tiến hành xét nghiệm. Nếu cho kết quả xét nghiệm giang mai âm tính tức là không mắc bệnh. Ngược lại nếu nhận được kết quả dương tính tức là đã mắc phải xoắn khuẩn giang mai và cần phải điều trị ngay.

Xét nghiệm TPHA

        Đây là phương pháp xét nghiệm giang mai dựa trên nguyên lý phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, nhanh chóng tìm ra kháng thể kháng khuẩn giang mai có trong huyết thanh hoặc dịch não tủy của người bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng ở tất cả các giai đoạn bệnh lý.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

        >> Xem thêm: Địa chỉ chữa giang mai ở Hải Phòng

Lưu ý cần biết sau khi xét nghiệm giang mai

        Sau khi xét nghiệm bệnh giang mai, tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm và một số vấn đề liên quan mà thời gian nhận kết quả có thể sớm hoặc muộn. Khi nhận kết quả xét nghiệm giang mai cần lưu ý một số điều sau đây:

Nên xét nghiệm bệnh giang mai ở các cơ sở uy tín

Nên xét nghiệm bệnh giang mai ở các cơ sở uy tín

 Trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính và không có dấu hiệu nghi nhiễm giang mai, điều này đồng nghĩa với việc bạn không bị nhiễm bệnh.

Trường hợp nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính nhưng vẫn có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh thì có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có kết quả chính xác nhất.

​​​​​​​ Trường hợp các xét nghiệm sàng lọc đều dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm để loại trừ hoặc xác định giang mai. Nếu kết quả kiểm tra xác nhận bạn mắc bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp đặc trị tùy từng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

        Với những thông tin được Phòng khám đa khoa Việt Hải chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp đầy đủ Những điều bạn chưa biết về xét nghiệm giang mai. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này và cần tư vấn bệnh lý hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 037.569.2838 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.