Mụn mọc trong khoang miệng đôi khi không ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Vậy tình trạng mụn mọc trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để tìm ra đáp án chính xác. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Liệu mụn mọc trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Tâm lý chung của mọi người khi gặp tình trạng mụn mọc trong khoang miệng là chọn cách bỏ qua vì nghĩ đó chỉ là hiện tượng nóng trong người rất bình thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mụn mọc trong khoang miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đáng lo ngại, cụ thể:

Nhóm bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn tính mạng

Trường hợp mọc mụn trong khoang miệng xuất phát từ các bệnh dưới đây cần nhanh chóng hỗ trợ điều trị ngay trước khi quá muộn:

Căn bệnh viêm họng hạt: Nếu hiện tượng nổi mụn trong khoang miệng kèm theo các triệu chứng như ngứa họng, thành họng bị sưng đỏ, khi nuốt có cảm giác vướng cộm, nổi hạt màu trắng lớn nhỏ khác nhau,v…v. Đó chính là các dấu hiệu thường gặp của căn bệnh viêm họng hạt. Bệnh này nằm trong nhóm viêm nhiễm họng phổ biến ở người trưởng thành, đa phần không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.

Căn bệnh nấm miệng: Hiện tượng mụn mọc trong khoang miệng có thể là triệu chứng điển hình của căn bệnh nấm miệng. Ngoài ra, bệnh này khiến người mắc phải khó nuốt thức ăn, miệng bị nứt nẻ,  đôi khi mất luôn cảm giác, có những nốt mụn nổi lên thành mảng rất mất thẩm mỹ,v…v.

Liệu mụn mọc trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Căn bệnh viêm amidan hốc mủ: Viêm amidan chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ hình thành ít nhất một hốc chứa mủ trong khoang miệng, do bị nhiễm trùng cộng với chất xơ viêm và cặn bã. Triệu chứng viêm amidan hốc mủ gồm đau rát họng, đờm vướng ở cổ họng, phát sốt nhẹ, trong họng nổi hạt li ti có màu trắng hoặc xanh, kèm hiện tượng trong khoang miệng chứa mủ gây mùi hôi khó chịu.

Căn bệnh sùi mào gà nguy hiểm: Phải nói rằng tình trạng mụn mọc trong khoang miệng không thể bỏ qua nguyên nhân xuất phát từ bệnh sùi mào gà. Nếu bạn quan hệ bằng miệng với người đã nhiễm virus HPV, thì sau thời gian ủ bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mụn thịt nhỏ li ti và mọc riêng lẻ, có màu trắng hoặc hồng, kèm đau họng,v..v. Người bệnh không hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ tạo điều kiện cho nốt mụn phát triển lớn dần và liên kết thành từng mảng giống như hoa mào gà. Sùi mào gà gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe lẫn chức năng sinh sản, thậm chí dẫn đến ung thư vòm họng đe dọa trực tiếp tính mạng.

Căn bệnh ung thư khoang miệng: Mụn nổi trong khoang miệng rất có thể là hiện tượng cảnh báo ung thư sớm, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tử vong. Do đó, mọi người cần lưu ý các biểu hiện bất thường sau để kịp thời hỗ trợ điều trị gồm: mụn mọc trong khoang miệng gây lở loét, cảm giác hơi khó chịu, đau miệng, ăn uống khó khăn, răng dễ bị lung lay,v..v.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các tác nhân khác khiến khoang miệng mọc mụn

Một số tác nhân dưới đây cũng nằm trong nhiều nguyên nhân khiến khoang miệng xuất hiện mụn mà bạn có thể tham khảo:

Bị nhiệt miệng: Do thường xuyên ăn đồ nóng, cơ thể thiếu nước, đồ ăn có nhiều độc tố, thiếu rau xanh và bị nóng trong người. Nhiệt miệng gây ra các nốt mụn thịt nhỏ hoặc mụn nước ở vòm miệng dễ vỡ ra gây đau xót, nhưng chỉ cần ăn uống và điều trị đúng cách thì mụn sẽ lặn sau vào ngày.

Tổn thương miệng: Do vô tình cắn phải miệng, xỏ khuyên hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách, cũng là nguyên nhân hình thành các nốt mụn trong miệng.

Như vậy, bạn đọc có thể thấy hiện tượng nổi mụn ở khoang miệng không đơn giản chỉ là dấu hiệu của các bệnh thông thường có thể tự lành, mà đó có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chức năng sinh sản, thậm chí cả tính mạng. 

Do đó, ngay khi bạn nhận thấy khoang miệng xuất hiện dấu hiệu lạ như nổi mụn, đau rát, có cảm giác bị vướng víu khi ăn uống,v..v. Bạn nên chủ động đến ngay đơn vị y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, sau đó lên phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh phù hợp nhằm tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Gợi ý hướng chữa trị nổi mụn trong khoang miệng

Như đã đề cập, tình trạng nổi mụn trong khoang miệng có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, nên hướng điều trị cũng cần đa dạng mới đạt hiệu quả. Dưới đây, bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải sẽ gợi ý các biện pháp hỗ trợ điều trị tránh lây lan sang vùng xung quanh. Tuy nhiên, bạn muốn thực hiện phương pháp đặc trị cần đến trực tiếp phòng khám để tiến hành liệu trình khám chữa chi tiết.

Súc miệng bằng nước muối:  Nước muối giúp diệt khuẩn trong khoang miệng hạn chế tốt tình trạng viêm nhiễm cũng như bảo vệ răng miệng. Nếu tình trạng bệnh không quá nghiệm trọng thì súc miệng với nước muối vài ngày là mụn sẽ lặn đi mà không cần lo lắng.

Gợi ý hướng chữa trị nổi mụn trong khoang miệng

*Lưu ý: Người bệnh nên dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý tránh dùng các loại nước súc miệng có cồn, lúc đầu sẽ có cảm thấy hơi xót khi mụn bị vỡ ra nhưng đồng thời giúp làm giảm được mùi hôi miệng.

Hơn nữa, mỗi người cũng cần tập thói quen súc miệng với nước muối hằng ngày giúp bảo vệ răng miệng và hạn chế xuất hiện mụn trong miệng.

Đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Nốt mụn không gây đau nhức nhưng dễ gây cảm giác khó chịu khi ăn uống, đồng thời chế độ ăn uống kém khoa học dễ khiến nốt mụn sưng viêm nặng hơn, thậm chí vỡ ra. 

Do đó, bạn cần thay đổi một chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm tổn thương khoang miệng như: ưu tiên các món mềm lỏng gồm cháo súp, đồ hầm; tránh ăn đồ khô cứng có thể ma sát vào nốt mụn dẫn đến đau nhức; không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn quá chua và món ăn có tính acid cao; nên ăn và uống thực phẩm có tính mát để mụn nhanh chóng hết. 

Ngoài ra, bạn nên bỏ đồ uống có cồn; nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng; sử dụng một số thực phẩm kháng viêm – kháng khuẩn cao như diếp cá, bạc hà hay gừng.

Biện pháp ALA-PDT hỗ trợ điều trị sùi mào gà gây nổi mụn trong khoang miệng

Tiến hành điều trị bằng phương pháp y học: Sau thăm khám xác định đúng nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một vài loại thuốc để làm xẹp mụn nhanh, tránh viêm nhiễm. Nếu bạn bị nhiệt miệng thì bác sĩ sẽ kê đơn một vài loại thuốc giúp thanh nhiệt để loại bỏ mụn.

Trường hợp nổi mụn khoang miệng liên quan đến virus HPV thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các thủ thuật cần thiết để loại bỏ, từ đó tránh nguy cơ lây lan. Một số trường hợp u nhú xuất hiện lâu ngày không hết cần áp dụng biện pháp ngoại khoa như phẫu thuật, dùng tia laser, công nghệ ALA – PDT,v…v. Các phương án trên có thể loại bỏ nốt mụn nhanh chóng chỉ sau 1 đến 2 liệu trình. Tuy nhiên, trừ ALA – PDT thì các biện pháp khác đều gây đau rát và tổn thương nếu không làm đúng cách. Do đó, người bệnh hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải để nhận được sự hỗ trợ toàn diện cùng chi phí phải chăng.

 ➭➭Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp tốt nghi vấn mụn mọc trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Mọi thắc mắc khác có thể liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải thông qua 2 hình thức Hotline: 037.569.2838 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.