Huyết áp chính là lực mà máu tác động lên các động mạch khi tim bơm máu khắp cơ thể. Vậy huyết áp tâm trương thấp có phải bị bệnh huyết áp không? câu trả lời sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm giải đáp cụ thể trong bài viết sau. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Huyết áp tâm trương thấp có phải bị bệnh huyết áp không?

  Huyết áp chính là thước đo lực của máu tác động lên các thành động mạch khi tim hoạt động bơm máu chảy qua khắp cơ thể và nó được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Huyết áp tâm trương thấp được hiểu là khi huyết áp được đo trong khoảng thời gian giữa các nhịp tim thấp hơn ở mức bình thường. Huyết áp được xác định bằng 2 chỉ số đó là chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương. Cụ thể:

Huyết áp tâm trương thấp có phải bị bệnh huyết áp không?

Huyết áp tâm trương thấp có phải bị bệnh huyết áp không?

   Huyết áp tâm thu: Đó chính là chỉ số hơn cho thấy áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Đây là con số thể hiện được khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan.

   Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số của áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Với chỉ số này phản ánh khả năng được đàn hồi của thành mạch.

  Thế nên, chúng ta có thể dựa vào 2 chỉ số là chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương để đoán bệnh về huyết áp. Cụ thể:

   Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp tâm trương dưới 80mmHg và chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg.

   Huyết áp thấp: Là chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc chỉ số giảm 25 mmHg so với mức bình thường.

   Huyết áp tâm trương thấp: Là khi huyết áp tâm trương xuống dưới 60mmHg, trong khi đó chỉ số huyết áp tâm thu vẫn ở mức bình thường.

   Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg.

   Tiền cao huyết áp: Chỉ số huyết áp nằm giữa chỉ số cao huyết áp và chỉ số huyết áp bình thường.

  Chỉ số huyết áp sẽ cho thấy huyết áp tâm trương sau và số huyết áp tâm thu trước. Sau khi đo huyết áp bác sĩ sẽ xem xét cả hai số và đưa ra kết quả. Khi huyết áp tâm trương thấp dưới dưới 90/60 mmHg, thì có thể người đó đang có khả năng mắc phải chứng bệnh huyết áp thấp.

** Xem thêm: Biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Huyết áp tâm trương thấp có gây ra tác hại gì không?

  Với thắc mắc trên, các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Phòng Khám Việt Hải cho biết, khi bị bệnh huyết áp tâm trương thấp, người bệnh có thể gặp phải một số những ảnh hưởng gây hại đến sức khỏe sau đây:

Huyết áp tâm trương thấp khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

  Huyết áp tâm trương thấp khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

  Đây là những hiện tượng phổ biến thường gặp nhất của bệnh huyết áp thấp. Khi máu lưu thông chậm và không thể nào đủ để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, nhất là não – cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Một khi não không đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Từ đó, sẽ bắt đầu xuất hiện một số các triệu chứng như: Chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, người mệt mỏi, buồn nôn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày lẫn sức khỏe người bệnh.

  Khi người bệnh gặp phải những triệu chứng nêu trên, cần chế đi lại, không nên làm việc trên cao, tránh đi cầu thang thay vào đó hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi để tránh những tình huống xấu xảy ra đối với cơ thể.

Các biến chứng khác

  Ngoài các triệu chứng trên, huyết áp tâm trương thấp còn gây ra những tác hại to lớn đối với sức khỏe người bệnh. Tình trạng, thiếu oxy ở não kéo dài sẽ dẫn đến suy tim hoặc khiến cho một số những hoạt động của cơ thể kém linh hoạt. Nhưng khi người bệnh không phát hiện và không có cách điều trị kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhất là đối với những đối tượng người lớn tuổi.

  ▲▲LƯU Ý: Với những tác hại nguy hiểm là thế, nên người bệnh ngay khi có dấu hiệu huyết áp thấp cần thực hiện đo huyết áp thường xuyên hoặc đến những đơn vị y tế chuyên khoa để được theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình một cách định kỳ cũng như được bác sĩ thăm khám, tư vấn có đưa ra phương pháp điều trị hiện tượng huyết áp tâm trương thấp hiệu quả, an toàn và phù hợp với từng đối tượng người bệnh, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách chẩn đoán và phòng tránh bệnh huyết áp thấp

  Dù là huyết áp cao hay huyết áp thấp cũng đều trở thành những tác nhân gây hại đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Vì thế, mọi người nên chủ động chẩn đoán bệnh thường xuyên và có cách phòng tránh bệnh hiệu quả như sau:

Cách chuẩn đoán bệnh

  Để xác định xem bản thân có bị huyết áp tâm trương thấp hay không, mọi người có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà một cách đơn giản. Chỉ số tâm trương dưới 60 mmHg thì cho thấy là quá thấp, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp để ổn định chỉ số huyết áp.

  Ngoài ra, mọi người cũng có thể thực hiện chẩn đoán bệnh huyết áp thấp bằng cách xét nghiệm. Đây là một kỹ thuật chuyên sâu hơn, có độ khó và độ phức tạp cao, nên cần được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để xác định nhất về tình trạng huyết áp hiện tại của bạn. Thực hiện xét nghiệm bao gồm:

   Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu.

   Siêu âm tim.

   Điện tâm đồ gắng sức.

   Đo điện tâm đồ ghi lại tín hiệu điện tim để phát hiện nhịp và phát hiện sự bất thường.

Cách phòng tránh bệnh

  Để có thể phòng tránh hiện tượng huyết áp tâm trương thấp người bệnh có thể thực hiện đúng với một số lưu ý như sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa bệnh huyết áp

  Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa bệnh huyết áp

   Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Tất cả mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong mọi bữa ăn hàng ngày. Tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng, hạn chế hoặc tránh dùng những loại đồ uống có chứa cồn, có chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas, hạn chế những thực phẩm cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, chất béo … Thay vào đó, nên ăn đủ bữa, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nhiều rau củ quả trái cây tươi, Uống đủ nước mỗi ngày có thể uống thay thế bằng những loại nước ép từ trái cây….

   Có chế độ luyện tập hợp lý: Nhưng người có tình trạng huyết áp tâm trương thấp cần nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao một cách điều độ, cùng khoảng thời gian hợp lý với những môn thể thao yêu thích. Hạn chế ngồi một chỗ nhiều giờ, hạn chế thời gian cho máy tính điện thoại, chơi game…. Thay vào đó hãy dành thời gian để đi bộ sẽ tốt hơn cho sức khỏe bản thân.

   Chế độ sinh hoạt tốt: Cần biết cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá sức, tránh thức khuya, tránh để tinh thần bị áp lực, căng thẳng. Tốt nhất nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nhằm giảm thiểu mệt mỏi, stress để tâm trạng được thoải mái và nên ngủ đủ giấc mỗi ngày.

   Thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp: Để có thể kiểm soát cách tốt nhất về bệnh về huyết áp, thì mọi người nên thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp mỗi ngày để xác định được tình huyết áp của bản thân (chuyên gia khuyến cáo cần có máy đo huyết áp tại nhà). Để từ đó, có cách phòng tránh, điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

  Trên đây là toàn bộ những giải đáp về thắc mắc về vấn đề huyết áp tâm trương thấp có phải bị bệnh huyết áp không? của các chuyên gia tại Phòng Khám Việt Hải Hải Phòng. Nếu còn điều gì chưa rõ cần được tư vấn thêm, hãy nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi đến Hotline: 037.569.2838 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và tiện lợi hơn.