Đi ngoài ra nước không đau bụng có thể là dấu hiệu của chứng tiêu chảy. Tình trạng này sẽ nguy hiểm gây mất nước và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, nếu chứng tiêu chảy kéo dài. Vì thế, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua nội dung bài viết sau, để có thể chủ động phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh sớm. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng là gì?

  Đi ngoài ra nước hay còn thường gọi là tiêu chảy, đây là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng ở người bệnh. Hầu hết, các đối tượng bị tiêu chảy thường là do hội chứng ruột kích thích và rối loạn hệ tiêu hóa. Chứng tiêu chảy thường đi kèm với những cơn đau bụng khó chịu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh bị đi ngoài ra chất lỏng, nhưng không đau bụng. Đây chính là dấu hiệu điển hình của tình trạng tiêu chảy cấp người bệnh cần phải chú ý.

Đi ngoài ra nước không đau bụng dấu hiệu của bệnh tiêu chảy

Đi ngoài ra nước không đau bụng dấu hiệu của bệnh tiêu chảy

  Đi ngoài ra nước không đau bụng (hiện tượng tiêu chảy cấp) đây thuộc một trong số những bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh có thể bất gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và mọi giới tính. Bệnh thường xuất phát từ nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do chế độ ăn uống hoặc vệ sinh không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi mắc bệnh tiêu chảy cấp, người bệnh thường đi đại tiện phân lỏng hoặc ở dạng nước nhiều lần trong ngày. Bệnh cần phải được điều trị kịp thời để tránh mất nước cho cơ thể. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Một số dạng đi ngoài ra nước không đau bụng cần biết

  Với tình trạng tiêu chảy cấp, thường có những biểu hiện chung đó là: đi ngoài thường xuyên, đi nhiều lần trong ngày, có người bị sốt kèm theo và cũng có trường hợp không bị sốt, bị đau bụng hoặc không. Thế nên, sau đây là thông tin chia sẻ về một số dạng bệnh tiêu chảy cấp phổ biến mọi người người bệnh cần biết, để có giúp nhận biết sớm và điều trị kịp thời đúng cách. Cụ thể:

Tiêu chảy do nhiễm độc, nhiễm khuẩn từ thức ăn

  Đi ngoài ra nước là một dạng thường gặp nhất ăn phải ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn. Từ đó, chúng bắt đầu xâm nhập vào niêm mạc ruột, sau đó phát triển và gây ra bệnh như: Salmonella (S.typhimurium và S.enteritidis).

  Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc ruột và có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng từ 12 – 36 giờ sau ăn. Sau đó bệnh bắt đầu khởi phát đột ngột một số các triệu chứng như: sốt, đau bụng quanh rốn hoặc vùng thượng vị, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, phân toàn nước đôi khi có nhầy và kèm máu. Thậm chí với những trường hợp nặng do mất quá nhiều nước còn bị tình trạng môi khô, khát nước, mắt trũng….

  Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện khi bạn ăn phải thức ăn có chứa độc tố. Lúc này, người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng đó là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng hoặc không đau bụng, có thể sốt hoặc không sốt, buồn nôn và nôn…. Tất cả những tình trạng trên này nếu không được điều trị kịp thời để bệnh kéo dài đều gây mất nước và thậm chí còn ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh.

Tiêu chảy dạng tả

  Với dạng tiêu chảy này thường do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây ra dạng khác nhau như:

   Bệnh tả: Với dấu hiệu đi ngoài ra nước không đau bụng và cũng không bị sốt chỉ có nhận biết qua dấu hiệu phân lờ lờ như nước vo gạo. Đây là căn bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên với thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 ngày. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tử vong.

Bệnh tiêu chảy do Khuẩn Salmonella gây ra

Bệnh tiêu chảy do Khuẩn Salmonella gây ra

   E.coli sinh độc tố ruột: Đây là hiện tượng gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, bệnh này xuất phát từ nguồn lây là thức ăn và nước, với thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 – 72 giờ. Khi mắc bệnh cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện dấu hiệu sốt nhẹ, phân nhiều nước…‍

   Lỵ trực khuẩn: Bệnh ở dạng này sẽ triệu chứng đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài có máu kèm theo, bệnh do Shigella gây ra. Đây là khuẩn có thể kháng lại với nhiều loại thuốc kháng sinh nên cần phải chú ý để có thể lựa chọn loại điều trị phù hợp.

   Escherichia coli (E.coli): Với loại khuẩn này gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ khiến người bệnh có những dấu hiệu như: mót rặn, đau quặn, phân lỏng có máu mũi…. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vậy đi ngoài ra nước không đau bụng phải làm gì?

  Ngay khi nhận thấy bản thân có tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng đã kéo dài trong nhiều ngày liền, người bệnh cần chủ động đi thăm khám tại những phòng khám hay đơn vị y tế uy tín, chuyên khoa để có thể chẩn đoán đúng tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và đạt hiệu quả.

  Nhưng thông thường khi mắc bệnh tiêu chảy không đau bụng, phần lớn người bệnh cần phải bù nước và điện giải, kết hợp với đó dùng thêm thuốc men cùng một chế độ dinh dưỡng thích hợp để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao. Cụ thể với những cách điều trị như sau:

Đi ngoài ra nước không đau bụng phải làm gì?

Đi ngoài ra nước không đau bụng phải làm gì?

Bổ sung nhiều nước

  Khi bị tiêu chảy khiến bạn phải đi ngoài nhiều lần, nên khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng. Do vậy, bù nước và chất điện giải trong thời gian này là điều thiết yếu cần làm đầu tiên. Bạn có thể uống nước lọc, nước canh, nước ngũ cốc, nước ép trái cây… và điều quan trọng là bạn phải uống thật nhiều gấp nhiều lần so với những ngày bình thường. Trường hợp, bị mất nước quá nhiều, thì bệnh nhân bù nước bằng cách truyền tĩnh mạch.

Dùng thuốc

  Người bệnh bị tình trạng đi ngoài ra nước không đau bụng, có chủ động thăm khám, thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. Thông thường, thuốc kháng chỉ được chỉ định điều trị với những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, phân kèm máu, cơ thể bị sốt trên 38,5 độ C, nghi ngờ nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thêm với thuốc cầm tiêu chảy, việc dùng loại thuốc này để giảm số lần đại tiện, giảm lượng dịch mất và rút ngắn quá trình bị bệnh.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

  Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn từ những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Do đó, tốt nhất là mọi người cần thực hiện thói quen ăn uống khoa học, hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nên chọn những thực phẩm tươi sạch. Đối với những trường hợp người bị bệnh, tốt nhất nên ăn những thực phẩm đã nấu chín, mềm và có nước để cho dễ tiêu hóa. Đồng thời, cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin C như: bưởi, cam, quýt … để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt cần lưu ý, không nên ăn những đồ ăn tái, sống hoặc quá nhiều dầu mỡ…

Môi trường sống nên thoáng mát, sạch sẽ

  Đi ngoài ra nước không đau bụng dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cũng một phần xuất phát từ môi trường sống. Nếu môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát sẽ không có môi trường cho vi khuẩn phát triển và không có khả năng gây bệnh. Nên mọi người cần thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa và nhất là các dụng cụ đồ bếp cần tiệt trùng để phòng tránh bệnh tiêu chảy.

  Vậy nên, tốt nhất mọi người cần thực hiện nghiêm túc những vấn đề sau để tránh mắc phải chứng bệnh tiêu chảy nguy hiểm này. Cụ thể:

   Cần ăn chín, uống sôi.

   Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn.

Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn để tránh bệnh tiêu chảy

Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn để tránh bệnh tiêu chảy

   Nên sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn.

   Không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông rạch;

   Khi gia đình có người tiêu chảy cấp nguy hiểm cần chủ động đến cơ sở y tế nơi gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

   Nên có thể độ ăn uống khoa học, cân bằng đầy đủ dưỡng chất.

   Cần có một chế độ cân bằng hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi.

   Nên tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe phòng tránh bệnh tật.

  Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ các chuyên gia xoay quanh vấn đề đi ngoài ra nước không đau bụng phải làm gì? đã có thể giúp mọi người có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để phòng tránh, phát hiện và có phương pháp điều trị sớm, phù hợp nhằm tránh được biến chứng xảy ra. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.