Giang mai là căn bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua quan hệ tình dục. Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh và vô tình lây cho người khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết được dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu sẽ giúp bạn kịp thời điều trị căn bệnh xã hội này kịp thời.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về bệnh giang mai giai đoạn đầu

Giang mai được biết đến là bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh là qua việc quan hệ tình dục có tiếp xúc với các tổn thương nhiễm trùng. Ngoài ra còn có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong tử cung, qua đường truyền máu, qua dịch tiết của các vết thương trên da.

Bệnh giang mai thường tiến triển qua 4 giai đoạn bao gồm: Sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn và mãn tính. Mỗi giai đoạn của bệnh có hình thái tổn thương khác nhau và cách dấu hiệu bệnh giang mai cũng khác nhau trên các hệ cơ quan.

Trong đó, sơ cấp chính là giai đoạn đầu của bệnh, khi cơ thể vừa mới nhiễm vi trùng qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương nhiễm trùng hoặc qua truyền máu, lây truyền từ mẹ sang thai nhi.

Nhận biết những dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu

Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện trong vòng 10 đến 90 ngày sau khi bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Đó là các vết loét nhỏ hay còn gọi là săng giang mai, có hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, kích thước khoảng 0.3 đến 3cm, không đau nhức hay ngứa ngáy xảy ra tại dương vật, âm hộ hoặc cổ tử cung. Ngoài ra, dấu hiệu bệnh giang mai còn xuất hiện ở hậu môn, ngón tay, lưỡi, hầu họng, núm vú hoặc các vị trí khác trên cơ thể.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu

Sau đó, các săng giang mai thường lành trong vòng 4 – 8 tuần dù có được điều trị hay không.

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai giai đoạn đầu sẽ chuyển sau giai đoạn thứ 2 sau từ 4 – 10 tuần xuất hiện dấu hiệu bệnh giang mai đầu tiên. Khi đến giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai đã nhân lên và lan rộng ra khắp cơ thể. Dấu hiệu bệnh giang mai giờ đây không chỉ đơn thuần là các săng giang mai tại cơ quan sinh dục mà bệnh còn khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, sốt, đau khớp, đau cơ, nổi hạch và phát ban.

Khi bệnh giang mai phát triển đến giai đoạn cuối thì người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, động kinh, đột quỵ, thậm chí là tử vong…

Chính vì vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên chủ động tiến hành thăm khám sớm để được xét nghiệm giang mai, đưa ra chẩn đoán chính xác. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa bệnh giang mai phù hợp ngay từ sớm, giúp người bệnh khắc phục bệnh hiệu quả, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách chữa bệnh giang mai giai đoạn đầu

Bệnh giang mai có khả năng điều trị dứt điểm nếu chỉ mới ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tái phát rất cao, dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn nếu không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Theo đó, mỗi người bệnh cần thăm khám sớm khi có dấu hiệu của bệnh giang mai để được điều trị, nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.

Giang mai giai đoạn đầu chủ yếu điều trị bằng thuốc

Thông trường giang mai ở giai đoạn đầu thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị. Thuốc này có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển cũng như lây lan của xoắn khuẩn giang mai. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị giang mai có thể kể đến như Penicillin,  azithromycin, doxycycline, ceftriaxone,…

Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu. Nếu còn bất cứ điều gì còn đang băn khoăn, các bạn đọc vui lòng gọi trực tiếp đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.