Khác với cơ quan sinh dục nam giới, cơ quan sinh dục nữ giới có cấu tạo ẩn và vô cùng phức tạp. Do đó, việc vệ sinh vùng kín ở nữ, cũng có phần cầu kỳ hơn nam rất nhiều. Nên bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ. Qua đó, giúp chị em có đầy đủ kiến thức cần biết về bộ phận này, để có cách chăm sóc tốt nhất. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Hình ảnh] Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ chi tiết và đầy đủ

  Cơ quan sinh dục nữ đó là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận sinh lý. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhiệm những chức năng vô cùng quan trọng như: Quan hệ tình dục, rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, bài tiết chất thải, tiếp nhận tinh trùng thụ tinh, thụ thai, nuôi thai và sinh con…

  Theo đó, cơ quan sinh dục nữ giới có cấu tạo khá phức tạp. Vì chúng không được phô ra ngoài như cơ quan sinh dục nam, mà chúng lại được giấu ở bên trong và còn bị che đi bởi một lớp lông mu.

  Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bao gồm 2 bộ phận chính đó là: Bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong. Bên trong mỗi bộ phận sinh dục này lại có nhiều những bộ phận nhỏ khác và chúng cũng giữ từng chức năng khác nhau. Cụ thể:

Chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài:

  Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ giới bên ngoài đó là những bộ phận nằm ở phía bên ngoài. Những bộ phận này, chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt và có thể dùng tay để sờ chạm vào. Bộ phận sinh dục bên ngoài có chức năng (nhiệm vụ) chính là bảo vệ vùng kín nữ giới khỏi những tác nhân có hại từ môi trường ngoài xâm nhập vào bên trong, nhằm tránh viêm nhiễm. Cụ thể bao gồm những bộ phận bên ngoài chi tiết như sau:

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài

   Vùng mu

  Đây là cơ quan đầu tiên xuất hiện trong hệ thống các bộ phận sinh dục nữ bên ngoài. Mu có hình tam giác và được hình thành do 2 xương mu gặp nhau. Mu là một gò nhô cao hẳn lên và được che phủ bởi 1 lớp lông dài, xoăn màu đen. Lớp lông này, có tác dụng làm giảm sự ma sát trong quá trình giao hợp.

   Âm hộ

  Âm hộ (còn gọi là cửa mình) nằm ở phía bên trong thành môi nhỏ và nằm giữa lỗ niệu đạo – hậu môn. Âm hộ được bảo vệ bởi một lớp lông mu. Hiện mọi người thường nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo, thực tế đây chính là 2 bộ phận hoàn toàn khác nhau.

   Âm vật

  Còn gọi với cái tên là hột le, mồng đốc. Trong cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài đây là khu vực rất nhạy cảm. Vì bộ phận này tích tụ (tập trung) khoảng 8000 đầu dây thần kinh. Âm vật là một khối các mô cứng có kích thước khá nhỏ bằng hạt đậu và nó nằm ở dưới khớp mu, trên lỗ niệu đạo.

  Bộ phận này, bạn có thể dễ dàng quan sát và nhìn thấy được. Âm vật có chức năng tạo khoái cảm khi quan hệ, giúp chị em nữ giới cảm thấy hưng phấn, sung sướng tột đỉnh khi quan hệ.

   Môi lớn

  Môi lớn nằm ở bên ngoài lỗ âm đạo và bộ phận này được bảo vệ dưới một lớp lông mu. Môi lớn có cấu tạo từ 2 lớp da lớn nên môi lớn kéo dài từ vị trí gò vệ nữ xuống vị trí trước hậu môn. Bộ phận này, có tác dụng bảo vệ cơ quan sinh sản khỏi sự xâm lấn của các tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm men… để tránh gây bệnh.

   Môi bé

  Nói về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài tất nhiên không thể thiếu bộ phận môi bé. Đây chính là lớp da ở hai bên cửa âm đạo, nằm ở bên trong môi lớn và thành âm đạo. Môi bé được cấu tạo từ các mạch máu cùng các sợi liên kết. Chúng có vai trò dưỡng ẩm âm đạo, che chắn cho âm đạo, bảo vệ âm hộ, lỗ âm đạo và niệu đạo khỏi những tác nhân kích thích, viêm nhiễm từ bên ngoài.

   Màng trinh

  Là 1 mô niêm mạc mỏng, mềm mại, có khả năng co giãn nằm ở cửa âm đạo. Cấu tạo chính giữa màng trinh sẽ có một, hai hoặc nhiều lỗ nhỏ để kinh nguyệt (máu kinh) có thể chảy ra ngoài khi vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

  Về cấu tạo màng trinh ở mỗi người sẽ có độ dày mỏng khác nhau. Hiện vẫn còn nhiều người xem màng trinh như là thước đo để đánh giá chuẩn mực, trinh tiết nữ giới. Thế nên, với những chị em còn trinh trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, màng trinh sẽ rách, nữ giới sẽ cảm thấy hơi đau rát và chảy ra một ít máu.

   Tuyến Bartholin

  Đây cũng chính là một cơ quan thuộc trong hệ thống cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài. Tuyến Bartholin thực chất đó chính là tuyến bôi trơn, tuyến này tiết ra các chất dịch bôi trơn giữ ẩm cho âm đạo. Đồng thời, khi có kích thích hay khi ham muốn tình dục chất bôi trơn này sẽ tiết ra nhiều hơn để quá trình giao hợp được diễn ra dễ dàng hơn. Tuyến Bartholin nằm ở vị trí dưới da trong hai bên âm đạo.

** Xem thêm: Ngứa bên ngoài bộ phận sinh dục nữ là bị gì? Cách chữa trị?

Chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong:

  Bộ phận sinh dục nữ giới bên trong đó là những bộ phận nằm ở phía bên trong và chúng ta không thể quan sát được bằng mắt cũng như khó hoặc không thể sờ hay chạm vào được. Bao gồm các bộ phận như sau:

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong

   Âm đạo

  Âm đạo đó là một bộ phận có dạng hình ống và được cấu tạo bởi các cơ. Bộ phận này nằm ở dưới niệu đạo khoảng 2cm và ở phía bên ngoài có lớp màng trinh bảo vệ. Âm đạo nữ giới chính là nơi đón nhận dương vật khi thực hiện quan hệ và cũng là nơi giải phóng máu kinh nguyệt chảy ra ngoài hàng tháng theo chu kỳ kinh. Do đó, âm đạo có tính chất co giãn khi quan hệ và khi sinh đẻ.

   Cổ tử cung

  Nói về chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong tất nhiên không thể nào thiếu cơ quan cổ tử cung. Đây là một lỗ nhỏ có hình dáng hơi giống miệng cá với đường kính khoảng 2 đến 4cm, có màu hồng nhạt và thành dày. Bộ phận này nằm ở vị trí tiếp nối giữa âm đạo với buồng tử cung.

  Kích thước của cổ tử cung mỗi người sẽ có phần khác nhau. Trong đó, có nhiều trường hợp chị em có kích thước cổ tử cung quá quá bé, tinh trùng khó hoặc không thể di chuyển được vào bên trong để gặp trứng. Từ đó, dẫn đến tình trạng chị em bị vô sinh – hiếm muộn. Đồng thời, cổ tử cung là một bộ phận rất quan trọng giữ nhiều chức năng như:

  ++ Giúp cản trở các tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, virus, nấm men, ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong tử cung, để phòng tránh gây bệnh.

  ++ Trong chu kỳ kinh nguyệt cổ tử cung mở rộng để hỗ trợ giúp đưa máu kinh thoát ra bên ngoài.

  ++ Bộ phận này còn có chức năng sản xuất dịch nhầy để tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai thành công.

   Tử cung

  Tử cung (còn gọi là dạ con) đây là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản bên trong của nữ giới. Bộ phận này có hình dáng gần giống với hình quả lê lộn ngược. Tử cung nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, xung quanh 2 bên tử cung sẽ là hai ống dẫn trứng có nối với 2 buồng trứng. Tử cung được cấu tạo từ các cơ trơn, nên khi cơ thể đạt khoái cảm, khi trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi chuyển dạ các cơ này sẽ co thắt lại.

  Thông thường, mỗi người sẽ có kích thước tử cung khác nhau. Bên cạnh đó, tử cung cũng sẽ có sự thay đổi về hình dạng và kích thước theo sự phát triển cơ thể. Đặc biệt, khi mang thai tử cung sẽ được giãn nở tối đa nhất.

  Tử cung cũng là một trong những cơ quan quan trọng có chức năng hỗ trợ tạo khoái cảm khi quan hệ, lưu thông máu trong chu kỳ kinh nguyệt, là nơi để đón nhận trứng đã thụ tinh về làm tổ và còn là nơi nuôi dưỡng em bé trong quá trình mang thai.

   Buồng trứng

  Buồng trứng nằm tại vị trí thành chậu hông bé, hai bên tử cung, dưới eo chậu, mỗi một người phụ nữ bình thường sẽ có 2 buồng trứng. Đây cũng là một cơ quan nhỏ quan trọng trong tổng thể cấu tạo bộ phận sinh dục nữ. Buồng trứng đảm nhiệm chức năng chính là sản xuất trứng và thêm chức năng sản sinh ra các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Buồng trứng có kích thước với chiều rộng 1,5cm, chiều dài khoảng 3cm và dày khoảng 1 cm.

   Ống dẫn trứng

  Ống dẫn trứng (còn có tên gọi là vòi trứng) là hai ống dài và hẹp nằm vị trí khoang bụng nữ giới. Phụ nữ bình thường sẽ có 2 ống dẫn trứng được thông với buồng tử cung. Ống dẫn trứng đó là một ống cơ rỗng có chiều dài đạt khoảng từ 9 đến 12cm với cấu tạo chính gồm: Phần phễu ở gần buồng trứng nhất, phần phình ống và phần eo ống.

  Ống dẫn trứng giữ chức năng dẫn di chuyển giúp tinh trùng và trứng gặp nhau để hình thành nên quá trình thụ tinh. Nhưng nếu vì những nguyên nhân nào đó khiến cho ống dẫn trứng bị tắc, sẽ khiến chị em khó hoặc không có thể mang thai.

  ➠➠ Đó là tất cả chia sẻ chi tiết nhất về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ, mong qua đó chị em có thể có được những cái nhìn nhận tổng quát hơn, có thêm kiến thức đầy đủ hơn về cơ quan sinh dục của bản thân. Nhằm từ đó có cách chăm sóc, bảo vệ tốt nhất, để tránh viêm nhiễm và gây bệnh.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ: Bí quyết giúp chăm sóc bộ phận sinh dục an toàn và khỏe mạnh

  Bên cạnh việc nắm rõ chi tiết về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ, chị em nữ giới cũng cần phải biết cách chăm sóc bản thân, chăm sóc vùng kín luôn khỏe mạnh, an toàn, thơm tho. Để thực hiện được điều đó, bạn cần và nên chú ý đến một số điều như sau:

Nên thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ "cô bé" tốt nhất

Nên thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ “cô bé” tốt nhất

Làm sạch vùng kín đúng cách

  Cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín đúng cách mỗi ngày từ 1 đến 2 lần sáng và tối. Tuyệt đối không nên làm sạch “cô bé” quá nhiều lần. Bởi tại âm đạo chị em vốn dĩ đã luôn tồn tại một lượng lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng nhau. Thế nên, nếu bạn vệ sinh vùng kín sạch sẽ quá nhiều lần sẽ gây loại bỏ đi các lợi khuẩn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các hại khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp

  Vùng kín luôn là khu vực rất nhạy cảm, lại rất dễ bị tổn thương. Nên khi bạn dùng các loại dung dịch vệ sinh cần chọn dùng loại có thành phần tự nhiên, lành tính, dịu nhẹ, có độ pH phù hợp. Tuyệt đối, không nên chọn dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, có chứa nhiều chất hóa học. Tốt nhất, chị em nên vệ sinh “cô bé” bằng nước muối pha loãng, nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ chuyên dụng có độ pH phù hợp. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng.

Không thụt rửa quá sâu vào âm đạo

  Rất nhiều trường hợp chị em có thói quen thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo hoặc dùng vòi sen xịt mạnh vào vùng kín. Tuy nhiên, cách vệ sinh này là hoàn toàn sai lầm, những hành động này chỉ khiến cho mầm bệnh đi sâu hơn vào cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong. Từ đó, gây tình trạng viêm nhiễm dễ dàng và nghiêm trọng hơn. Vậy nên, tốt nhất chị em không thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo nhé!

Nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ

  Thông thường theo khuyến cáo từ các chuyên gia, chị em nữ giới nên khoảng 6 tháng hãy thực hiện thăm khám tổng quát phụ khoa định kỳ 1 lần. Hoặc khi nhận thấy vùng kín có xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: Ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ kéo dài, nổi nhiều mụn lạ, khí hư ra nhiều có màu sắc khác thường kèm mùi hôi khó chịu, tiểu tiện, quan hệ đau rát… Hãy nên chủ động đến ngay các cơ sở y khoa chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục, điều trị kịp thời, đúng cách, hiệu quả và an toàn.

Có đời sống tình dục lành mạnh, an toàn

  Chị em nên có đời sống quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ thô bạo, sống chung thủy 1 vợ 1 chồng. Đặc biệt, nếu có quan hệ ngoài luồng cần sử dụng bao cao su, để có thể ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: Bệnh sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai hoặc mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Ngoài ra, trước và sau khi quan hệ, chị em cần vệ sinh sạch bộ phận sinh dục. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giới thiệu địa chỉ thăm khám các bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng tại Hải Phòng

  Bên cạnh việc tìm hiểu về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ, chị em cũng quan tâm nhiều đến địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh các bệnh phụ khoa liên quan đến bộ phận sinh dục nữ uy tín, hiệu quả. Bởi hiện có quá nhiều đơn vị phòng khám mọc lên, nên khiến chị em khi có dấu hiệu bệnh bất thường hoặc có nhu cầu muốn thăm khám phụ khoa tổng quát không biết nên tin chọn địa chỉ nào.

  Hiện tại Hải Phòng, Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải chính là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng cao. Phòng khám được các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao trong chất lượng khám chữa bệnh. Đồng thời, được đông đảo người bệnh tin chọn bởi những điều sau:

Giới thiệu địa chỉ thăm khám các bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng tại Hải Phòng

Giới thiệu địa chỉ thăm khám các bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng tại Hải Phòng

   Hoạt động đúng phép, đúng pháp luật. Vì Phòng Khám Việt Hải đã được cơ quan Y tế có thẩm quyền giám sát và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa.

   Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa làm việc tại phòng khám chúng tôi đều là những người có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn.

   Áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiện đại, tân tiến mới. Nhằm mang đến kết quả chữa bệnh cao, nhanh hồi phục, không tái phát.

   Chi phí thực hiện thăm khám, xét nghiệm, điều trị bệnh đảm bảo tính hợp lý, công khai, minh bạch theo đúng quy định.

   Cơ sở vật chất tại phòng khám khang trang, đầy đủ tiện nghi, các phòng ban đều được vô trùng sạch khuẩn. Máy móc y tế được chú trọng đổi mới, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nhằm đảm bảo chất lượng và cho kết quả thăm khám chính xác, nhanh chóng.

  Thế nên, còn băn khoăn gì mà không nhanh đến tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải để được thăm khám tổng quát phụ khoa tầm soát bệnh tốt nhất. Mong qua bài viết trên, đã giúp chị em nắm rõ chi tiết về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ, cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác. Qua đó, có thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan khác, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên kinh nghiệm tại Phòng Khám Việt Hải tư vấn cụ thể hơn và hoàn toàn miễn phí.