Hiện có rất nhiều trường hợp nữ giới bị tình trạng hở vết khâu tầng sinh môn. Nhưng nếu chị em không biết cách xử lý khi vết khâu tầng sinh môn bị hở ngay, có thể sẽ gây viêm nhiễm trùng, vết thương khó lành… Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách, nhanh lành, không biến chứng. Xem ngay! Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân do đâu khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở

  Trong khi sinh nở, để đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho cả mẹ và bé, bác sĩ chuyên khoa phải thực hiện rạch tầng sinh môn của thai phụ sinh thường. Việc này giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế đau đớn cho người mẹ.

  Sau khi vượt cạn thành công, bác sĩ sẽ thực hiện khâu tầng sinh môn, nhằm cầm máu, tránh máu mất quá nhiều khiến sản phụ bị ngất. Hiện nay vết khâu được dùng loại chỉ tự tiêu. Thế nên, khi vết khâu lành lại trong khoảng từ 2- 3 tuần, chỉ khâu cũng sẽ tự tiêu mà không cần phải cắt chỉ.

Có nhiều nguyên khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở

Có nhiều nguyên khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở

  Thông thường vết khâu tầng sinh môn sẽ dần ổn định trong vòng khoảng từ 2- 3 tuần. Và đến khoảng từ 1 tháng hoặc hơn vết thương mới có thể hồi phục, lành lại hoàn toàn. Nhưng với điều kiện chăm sóc vết khâu cẩn thận, đúng hướng dẫn, kiêng cữ đúng cách, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, khoa học…

  Tuy nhiên, thực tế lại có rất nhiều nữ giới phải đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở hoặc rách vì những nguyên nhân như sau:

   Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, xịt rửa quá mạnh khiến vết thương bị rách và khó lành lại.

   Phần mô mới khâu ở tầng sinh môn còn yếu, nên trong quá trình sinh hoạt có nhiều hoạt động mạnh diễn ra nên dễ rách, hở vết khâu.

   Thói quen sinh hoạt của sản phụ như: Bế con sai tư thế, ngồi lệch sang một bên, đi lại vận động nhiều…

   Ngoài ra, nguyên nhân ít xảy ra khác là do chỉ tự tiêu trước khi vết thương lành hẳn.

  Hiện tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách được chia làm 4 cấp độ như sau:

   Cấp độ 1: Chỉ rách phần da ở âm đạo.

   Cấp độ 2: Rách cả phần da và phần cơ âm đạo.

   Cấp độ 3: Vết rách rộng đến gần trực tràng và có gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mô, da và các cơ ở tầng sinh môn.

   Cấp độ 4: Vết khâu bị rách và cắt dài vào đến vùng cơ vòng của hậu môn – Nhưng trường hợp này hiếm xảy ra.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những biểu hiện cảnh báo vết khâu tầng sinh môn bị hở cần biết

  Sau khi khâu tầng sinh môn, nhưng không may vết khâu bị hở, rách chị em sẽ gặp phải một số triệu chứng, biểu hiện cảnh báo như sau:

Tại vị trí vết khâu thấy có cảm giác đau dấu hiệu vết khâu bị hở

Tại vị trí vết khâu thấy có cảm giác đau dấu hiệu vết khâu bị hở

   Tại vị trí vết khâu thấy có cảm giác đau, nóng rát, ngứa ngáy, nhất là khi đi tiểu.

   Có hiện tượng mưng mủ, chảy chất dịch mùi hôi thối, nhiễm trùng vùng tầng sinh môn.

   Bị tình trạng đau bụng dưới dài ngày, mỗi khi tiểu tiện cơn đau sẽ tăng nặng hơn.

   Ở miệng vết khâu chảy nhiều máu hoặc xuất hiện cục máu đông.

   Cơ thể nóng sốt, ớn lạnh, rùng mình đặc biệt là vào ban đêm. Đồng thời, không thể kiểm soát trung tiện.

  ➠➠ Đó là những dấu hiệu cho thấy tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có cách khắc phục ngay, tránh gây biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm. Nếu không có hướng xử lý sớm sẽ gây viêm nhiễm vùng kín nguy hiểm. Bên cạnh đó, còn khến quá trình hồi phục sức khỏe chậm, chị em phải chịu nhiều đau đớn hơn.

  Thậm chí, nhiều trường hợp còn để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, giảm khoái cảm khi quan hệ. Vì thế, chị em tuyệt đối không nên chủ quan khi bi hở, rách vết khâu tầng sinh môn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chia sẻ: Cách xử lý và chăm sóc khi vết khâu tầng sinh môn bị hở

  Khi đối diện với tình trạng bị hở vết khâu tầng sinh môn, trước tiên chị em cần giữ tâm lý bình tĩnh. Sau hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất như đến Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải để thăm khám, chẩn đoán tình trạng hở vết thương ở cấp độ mấy và đưa ra phương án xử lý phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất cho bạn.

  Nhưng hầu hết trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện khâu lại vết rách tầng sinh môn. Sau đó, bác sĩ còn hướng dẫn cách massage và chăm sóc vết khâu đúng cách để có thể hồi phục nhanh nhất, không để lại biến chứng. Đồng thời, để vết khâu tầng sinh môn không bị hở, sớm lành lại, chị em cần nắm 3 tips chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà dưới đây:

Cách xử lý và chăm sóc khi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Cách xử lý và chăm sóc khi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Thực hiện vệ sinh vết thương sạch sẽ, đúng cách

  Khi vết khâu tầng sinh môn bị hở và đã được khâu lại an toàn cũng như muốn vết thương mau lành, không bị viêm nhiễm trùng nguyên tắc đầu tiên chị em cần nhớ đó là: Cần giữ vệ sinh vết khâu sạch sẽ, đúng cách, để loại bỏ – ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Cụ thể:

   Làm sạch vết khâu khoảng 2 – 3 lần/ngày bằng những loại chất tẩy rửa lành tính, có độ pH 3 – 4,5.

   Vệ sinh sạch “vùng kín” sau mỗi lần đi vệ sinh và tốt nhất nên dùng nước ấm (ở nhiệt độ khoảng 35 – 40 độ) để rửa.

   Các bước vệ sinh, làm sạch cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Tuyệt đối, không xịt rửa quá mạnh vùng kín, vì điều này có thể làm cho vết khâu bị rách.

   Lau khô bằng khăn bông mềm sạch, nên mặc những mẫu quần lót rộng, thoáng khí có tính thấm hút mồ hôi tốt.

   Nên thay BVS mỗi 4h/lần và nên kiểm tra vết khâu nếu thấy có hiện tượng chảy máu nhiều cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.

** Xem thêm: Sau khi thu hẹp tầng sinh môn bao lâu quan hệ được

Cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

  Để vết khâu tầng sinh môn bị hở sau khi khâu lại nhanh lành, chị em cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng cùng những thực phẩm lành mạnh. Theo đó, chị em cần ghi nhớ các quy tắc bổ sung dưỡng chất dưới đây:

   Bổ sung thêm vitamin A, D, K từ cam, đu đủ, cà rốt… để hỗ trợ làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Thêm đó, cần ăn nhiều các loại rau xanh có chứa vitamin A, C, E và chất xơ.

   Thêm nhiều đạm có từ cá hồi, sữa chua, bơ… để thúc đẩy quá trình hình thành mô mới

   Nạp thêm chất béo lành mạnh từ các loại thực phẩm tốt như gan cá, dầu oliu, quả óc chó để tăng cường phản ứng cho hệ miễn dịch.

   Để có thể tái tạo và đảm bảo lương máu tuần hoàn tốt cần dung nạp cho cơ thể thêm nhiều thực phẩm chứa chất sắt như: đậu phộng, bí ngô, khoai tây…

   Uống đủ và nhiều nước mỗi ngày vì lúc này cơ thể bạn rất cần nước.

Nghỉ ngơi đầy đủ và cần kiêng quan hệ tình dục

  Khi vết khâu tầng sinh môn bị hở và đã thực hiện khâu lại thêm lần nữa. Tức ngay tại vết khâu rất nhạy cảm do đó chị em cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nên hạn chế đi lại, không vận động mạnh, không bê đồ vật nặng. Đi đứng, ngồi cần đúng tư thế và đặc biệt cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành lặn hoàn toàn.

  Đó là toàn bộ thông tin chia sẻ về vấn đề cách xử lý khi vết khâu tầng sinh môn bị hở. Mong qua đó, giúp nữ giới biết bản thân cần và nên làm gì để chăm sóc vết thương đúng cách. Đồng thời, nếu nhận thấy vết khâu bị hở, rách cần chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để tránh gây biến chứng. Nếu chị em còn thông tin gì thắc mắc cần được tư vấn thêm, hãy gọi đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào bảng chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên viên kinh nghiệm tại Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải tư vấn tận tình, cụ thể hơn.