Chỉ số thai nhi là yếu tố đánh giá chân thật nhất về sự phát triển của thai từ khi còn là phôi thai đến khi hoàn thiện các bộ phận. Vì thế, việc nắm rõ các chỉ số thai nhi mẹ bầu cần lưu ý là rất cần thiết. Qua đó, các mẹ cũng như bác sĩ sẽ theo dõi được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, sớm phát hiện những bất thường để có thể điều chỉnh, can thiệp nhanh trong trường hợp cần thiết. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các chỉ số thai nhi quan trọng mẹ bầu cần lưu ý và theo dõi

Trên kết quả trả về sau khi siêu âm thai, thường chúng ta nhìn thấy có rất nhiều ký hiệu được viết tắt. Đó được gọi là các chỉ số thai nhi khi siêu âm. Do đó, việc tìm hiểu và nắm rõ thông tin về các chỉ số đó là điều vô cùng quan trọng. Vì qua đó, các mẹ sẽ có được những đánh giá đúng về sự phát triển của thai nhi một cách toàn diện.

Hầu hết các chỉ số của kết quả siêu âm đều là những chữ viết tắt của các thuật ngữ tiếng Anh. Tuy có rất nhiều thuật ngữ, nhưng trong số đó các mẹ chỉ cần nắm vững các chỉ số thai nhi quan trọng và ý nghĩa như sau:

Các chỉ số thai nhi quan trọng mẹ bầu cần lưu ý và theo dõi

Các chỉ số thai nhi quan trọng mẹ bầu cần lưu ý và theo dõi

GA (gestational age): Đây chính là chỉ số thể hiện tuổi thai được tính từ thời điểm ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.

CRL (Crown rump length): Chỉ số thể hiện về sự phát triển kích thước chiều dài thai nhi và được tính từ đầu đến mông. Vì trong những tuần đầu đầu thai kỳ trong tam tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi còn rất nhỏ và trong tư thế cuộn người. Nên rất khó để đo cách chính xác chiều dài.
BPD (Biparietal diameter): Chỉ số thể hiện đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số này được đo ở đường kính lớn nhất của mặt cắt vòng đầu của bé.
FL (Femur length): Trong nhiều các chỉ số thai nhi, thì đây là chỉ số thể hiện chiều dài của xương đùi.
EFW (Estimated fetal weight): Chỉ số ước tính về cân nặng của thai nhi.
GSD (Gestational sac diameter): Chỉ số thể hiện về đường kính túi thai nhi, được đo trong giai đoạn những tuần đầu thai kỳ.

Ngoài các chỉ số thai nhi quan trọng trên, mẹ bầu có thể theo dõi chi tiết hơn sự phát triển thai nhi qua các chỉ số tham khảo khác như:

TTD (Transverse trunk diameter): Chỉ số về đường kính ngang bụng

APTD (Anterior-Posterior thigh diameter): Chỉ số đường kính trước và sau bụng

BD: Chỉ số thể hiện về khoảng cách 2 mắt

CER: Chỉ số về đường kính tiểu não

HC (Head circumference): Chỉ số về chu vi đầu

HUM: Chỉ số thể hiện chiều dài xương cánh tay

AC (Abdominal circumference): Chỉ số chu vi vòng bụng

AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số của nước ối

OFD (Occipital frontal diameter): Chỉ số về đường kính xương chẩm

EDD (Estimated date of delivery): Chỉ số thể hiện ngày sinh ước đoán.

** Xem thêm: Cách tự nhận biết dấu hiệu rụng trứng chị em lưu ý

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các mốc thời điểm mẹ bầu cần thực hiện siêu âm khám thai định kỳ 

Bên cạnh việc lưu ý về các chỉ số thai nhi quan trọng, các mẹ bầu cũng cần quan tâm đến những mốc thời điểm cần nên đi khám thai. Để có thể kịp thời phát hiện nếu thai nhi có vấn đề bất thường, nhằm nhận được tư vấn và có hướng khắc phục từ bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

Các mốc thời điểm mẹ bầu cần thực hiện siêu âm khám thai định kỳ 

Các mốc thời điểm mẹ bầu cần thực hiện siêu âm khám thai định kỳ

Mốc khám thai từ 7 – 8 tuần

Đây là mốc thời gian thực hiện thăm khám siêu âm thai để xác định về tim thai, chiều dài phôi, kích thước túi ối. Nhằm đưa ra đánh giá xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hiện tại hay không.

Mốc khám thai từ 11 – 13 tuần 6 ngày

Như đã nói không riêng các chỉ số thai nhi quan trọng, các mốc thời gian khám thai cũng quan trọng không kém. Và đây cũng chính là thời điểm “vàng” cần thực hiện siêu âm, khám thai. Nhằm giúp phát hiện những bất thường ở thai nhi nếu có. Đây cũng là thời điểm đo khoảng sáng sau gáy, để kiểm tra khả năng thai nhi có mắc các bệnh di truyền không.

Mốc khám thai từ 16 – 18 tuần

Trong lần siêu âm bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường về hình thái của thai nhi như chân tay hay mặt mũi… xem có bị hở hàm ếch,  sứt môi, dị dạng ở cơ quan nào hay không, để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khám thai ở mốc thời gian này, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán về nguy cơ bị Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.

Mốc khám thai từ 22 – 24 tuần

Siêu âm ở giai đoạn này không những thể hiện các chỉ số thai nhi ý nghĩa, mà đó cũng là giai đoạn quan trọng để đánh giá về dị tật tim, phổi bẩm sinh, phổi. Cũng như đánh giá về sự phát triển thai nhi để sớm có những điều chỉnh hợp lý và chặt chẽ nhất.

Mốc khám thai từ 26 – 28 tuần

Ở thời gian này giúp tầm soát các dị tật muộn ở thai như não thất, giãn thận… và giúp đánh giá rau thai, ngôi thai từ tuần 30. Trong thời điểm này, thai phụ làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Mốc khám thai từ 30 – 32 tuần

Siêu âm thai trong giai đoạn này với ý nghĩa giúp xác định ngôi thai, rau, ối tiên lượng sinh. Đồng thời, cần thực hiện siêu âm 4D để xác định lần cuối cùng về dị tật của thai. Cũng như theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch tử cung, não, kết hợp với khám tổng quát cho thai phụ.

Mốc khám thai 35 tuần

Siêu âm nhằm kiểm tra trọng lượng thai, dây rốn, nước ối, đo monitor để đưa ra đánh giá tình trạng phát triển của thai và đánh giá tiên lượng các dấu hiệu suy thai.

Mốc khám thai sau 35 tuần

Sau khoảng thời gian này, các mẹ bầu 1 tuần đi siêu âm 1 lần để theo dõi thai hoặc thực hiện đi khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Nhằm theo dõi kĩ từng cử động thai nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường như: Thai ít đạp, 4 tiếng không thấy thai cử động, thai không đáp ứng lại khi mẹ lay vào bụng… cần đi khám ngay đề phòng trừ trường hợp bị suy thai. Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những điều cần lưu ý khi đi siêu âm thai và chọn địa chỉ khám thai uy tín

Những điều cần lưu ý khi siêu âm, khám thai

Để có quá trình khám thai định kỳ và siêu âm thai cho kết quả tốt nhất, cũng như thể hiện đầy đủ các chỉ số thai nhi. Thì thai phụ khi đi khám thai cần lưu ý những điều sau đây:

Nên chọn lựa những địa chỉ khám thai uy tín

Nên chọn lựa những địa chỉ khám thai uy tín 

Trước tiên, cần chọn địa chỉ thực hiện thăm khám siêu âm thai uy tín, hoạt động hợp pháp, đảm bảo chất lượng kết quả, dịch vụ khám thai chuyên nghiệp.

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên ăn đồ ăn, vì có thể khi khám cần làm một số các xét nghiệm khác, không ăn sẽ cho kết quả xét nghiệm đúng hơn.

Nếu đi siêu âm thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ nên uống nhiều nước để bác sĩ quan sát được thai tốt nhất. Khi khám thai sau 3 tháng, bạn nên đi tiểu trước khi thực hiện quá trình siêu âm.

Mẹ bầu cũng nên lưu ý chỉ nên thực hiện siêu âm ở mức độ vừa phải, theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, không nên lạm dụng siêu âm.

Địa chỉ khám thai an toàn, chính xác, uy tín tại Hải Phòng

Việc thực hiện siêu âm thai rất quan trọng, nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo an toàn và có được kết quả chính xác nhất. Hiện Phòng Khám Đa Khoa Việt Hải tại Hải Phòng chính là địa chỉ siêu âm thai uy tín, chất lượng, chuyên khoa mang lại nhiều sự tin tưởng cho các mẹ bầu.

Tại đây, sẽ do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản nhi giỏi, trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm; kết hợp với hệ thống các thiết bị y tế hiện đại, vô trùng đúng tiêu chuẩn. Nên đảm bảo quá trình thực hiện siêu âm thai an toàn, cho kết quả về các chỉ số thai nhi chính xác nhất.

Đó là toàn bộ thông tin chia sẻ về các chỉ số thai nhi mẹ bầu cần lưu ý. Nếu còn điều gì thắc mắc cũng được chuyên viên tư vấn thêm, hãy gửi tin nhắn qua Fanpage, gọi ngay đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp tường tận.