Khi bị tiểu rắt, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít. Điều này gây ra cho người bệnh khá nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Vậy bị tiểu rắt phải làm sao? Tham khảo 13 cách chữa tại nhà hiệu quả ngay sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị tiểu rắt phải làm sao? Xem ngay 13 cách chữa tiểu rắt tại nhà đơn giản, hiệu quả

Tình trạng tiểu rắt xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tiểu rắt, tiểu buốt kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày và cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm để được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Trong trường hợp mức độ bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà sau đây:

Bị tiểu rắt phải làm sao?

Bị tiểu rắt phải làm sao? Sử dụng giấm táo

Giấm táo chứa nhiều axit lactic giúp kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.

Sử dụng giấm táo thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu hiệu quả. Căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra tiểu buốt, tiểu rắt.

Người bệnh lấy 2 muỗng giấm táo pha với 150ml nước ấm, khuấy đều rồi uống hàng ngày.

Chữa tiểu rắt tại nhà với trà râu ngô

Theo Đông y, râu ngô vị ngọt, tính bình, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cơ thể. 

Theo y học hiện đại, râu ngô giúp cải thiện và phục hồi màng nhầy trong đường tiết niệu, ngăn ngừa tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt đái dầm…

Người bệnh lấy khoảng 20g râu ngô (tươi hoặc khô đều được) rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 5 – 10 phút rồi dùng để uống hàng ngày.

Nước ép nam việt quất

Quả nam việt quất có chứa các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại tại đường tiết niệu. 

Để khắc phục tình trạng tiểu rắt, người bệnh chỉ cần lấy quả nam việt quất ép lấy nước uống mỗi ngày.

Bột sắn dây

Bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác dụng kháng khuẩn tốt nên thích hợp để điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, nổi mẩn ngứa, nhiệt miệng…

Để thực hiện cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng bột sắn dây, người bệnh lấy 2 muỗng bột sắn dây cho vào cốc, đổ thêm nước lọc khuấy đều cho , một chút nước cốt chanh vào khuấy rồi uống trực tiếp.

Bị tiểu rắt phải làm sao? Sử dụng cây mã đề

Mã đề có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trị các bệnh lý về thận, đường tiết niệu. Theo y học cổ truyền, cây mã đề còn giúp lợi tiểu, tiêu thũng, quy kinh thận. 

Lấy 50g lá mã đề khô rửa sạch, sắc cùng với 1,5 lít nước rồi dùng để uống hàng ngày.

Những cách chữa tiểu rắt tại nhà

Sử dụng rau má

Rau má có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lưu thông khí huyết, chữa đau đầu, diệt khuẩn, điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt rất tốt và được nhiều người sử dụng.

Người bệnh chỉ cần lấy rau má rửa sạch, xay nhuyễn với nước lọc để uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. 

Cách trị tiểu rắt bằng giá đỗ

Nếu không biết bị tiểu rắt phải làm sao thì người bệnh có thể lấy giá đỗ luộc lấy nước pha với đường để uống mỗi ngày. Bởi vì giá đỗ là một loại thảo dược có công dụng trị tiểu rắt, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hiệu quả.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có vị ngọt, giúp tiêu viêm, giải nhiệt, lợi tiểu và làm mát gan hiệu quả.

Người bệnh lấy khoảng 100 -150g rau mồng tơi tươi, rửa sạch, đun với 2 bát nước lọc, sau đó lấy nước này để nguội và uống trực tiếp. Tuy nhiên không nên áp dụng cách này cho người đi ngoài phân lỏng, bụng yếu. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hạt vừng

Loại hạt này cung cấp khoáng chất dồi dào và chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nhờ đó, cân bằng chức năng của bàng quang, tránh tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu không kiểm soát.

Lấy 100mg hạt vừng rang nóng đến khi dậy mùi thơm rồi xay mịn, thêm vào 180ml nước lọc rồi đun sôi, sau đó cho thêm đường thốt nốt vào để nguội và chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. Cách này không thích hợp với người bị tiểu đường.

Bị tiểu rắt phải làm sao? Áp dụng cách trị bằng hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa hàm lượng axit béo omega 3 cao, đặc tính chống viêm. Tinh dầu của hạt này giúp cải thiện chức năng hệ tiết niệu, giảm triệu chứng đi tiểu không kiểm soát, loại bỏ việc tiểu buốt tiểu rắt.

Lấy 100g hạt bí ngô và 100g hạt đậu tương sao khô rồi xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng pha 1 thìa bột đậu tương và hạt bí vào nước ấm. 

Phượng vĩ thảo

Theo Đông y, phượng vĩ thảo có vị ngọt, hơi đắng, lạnh, có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ, tiểu rắt, tiểu buốt, viêm đường tiết niệu. 

Lấy 1 nắm phượng vĩ thảo, rửa sạch, sau đó sắc thuốc với nước vo gạo và dùng uống hàng ngày.

Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu này có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm liên quan đến vi nấm, vi khuẩn…

Trong đinh hương có chứa hoạt chất eugenol giúp kháng viêm, sát khuẩn, cải thiện tình trạng tiểu rắt.

Người bệnh chỉ cần lấy thảo mộc (hoa cúc hoặc trà xanh) đã sấy khô cho vào trong ấm, thêm nước sôi, ủ khoảng 5 – 7 phút. Sau đó nhỏ vào 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương, khuấy đều rồi uống. Tuy nhiên, không được dùng cách này cho người bị loãng máu và trẻ em dưới 16 tuổi. 

Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh cũng là một gợi ý cho bạn khi không biết bị tiểu rắt phải làm sao. Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng đậu xanh để trị tiểu rắt bằng cách lấy 100 – 150g đậu xanh nguyên vỏ, rửa sạch, rang trên chảo đến khi hạt đậu bốc khói thì tắt bếp, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 – 15g bột đậu xanh, pha với nước ấm rồi uống.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa tiểu rắt tại nhà

Khi áp dụng những cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà nói trên, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Chữa tiểu rắt tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Các cách chữa tại nhà nói trên thường cho hiệu quả điều trị chậm, do đó phải kiên trì trong thời gian dài.
  • Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người.
  • Nếu áp dụng mà không cải thiện được tình trạng bệnh thì nên ngưng sử dụng và đến thăm khám bác sĩ. 
  • Những phương pháp trên chỉ thích hợp cho trường hợp nhẹ. Vì thế, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên đi khám tại các cơ sở uy tín và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Trên đây là chia sẻ về vấn đề bị tiểu rắt phải làm sao? Tham khảo 13 cách chữa tại nhà hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan, hãy gọi đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn cụ thể.