Bị ngứa khi mang thai là tình trạng thường gặp, do những thay đổi về cơ thể, hormone hay bệnh lý trong thai kỳ. Đa số trường hợp này là lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe chỉ gây mất thẩm mỹ và khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu, tuy nhiên nếu nguyên nhân bệnh lý thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi. Cùng tìm hiểu vấn đề bà bầu bị ngứa khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe ngay sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân bị ngứa khi mang thai 3 tháng đầu, bị ngứa khi mang thai tháng cuối

Khi mang thai, chị em phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về cơ thể và tâm lý, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, tình trạng ngứa khi mang thai rất thường gặp, có đến 40% chị em phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này.

Bà bầu bị ngứa khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa khi mang thai bao gồm:

  • Sự phát triển của thai: Khi thai phát triển thì tử cung cần phải to ra để đủ chỗ cho thai nhi gây ra tình trạng rạn da, khi da bị rạn sẽ gây ngứa cho các mẹ bầu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai.
  • Do tăng hormone estrogen: Tăng nồng độ hormone estrogen trong thời gian mang thai làm cho mạch máu giãn và gây ra triệu chứng ngứa. Triệu chứng này có thể biến mất sau khi sinh.
  • Tăng cân: Khi mang thai, chị em phụ nữ thường có biểu hiện tăng cân nhanh, chủ yếu ở phần mông, đùi, ngực làm cho da vùng này bị rạn, gây ngứa. Tình trạng này thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ.
  • Những yếu tố như mẹ bầu có tiền sử mắc chứng chàm, da khô hoặc bị dị ứng thì khi mang thai có thể gây triệu chứng ngứa.
  • Do tình trạng ứ mật trong gan, làm cho mật không lưu thông được bình thường trong các ống nhỏ của gan, khiến cho muối mật tích tụ ở da và gây ra triệu chứng ngứa. Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp phải các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, vàng da. Bị ngứa khi mang thai do ứ mật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Viêm da bọng nước: Căn bệnh này xảy ra khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Ban đầu sẽ xuất hiện những mảng mề đay, mụn nước ở quanh rốn, đùi. Sau đó, chúng sẽ xuất hiện ở vùng lưng, bàn chân, bàn tay…
  • Viêm nang lông trong thai kỳ: Thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ, biểu hiện của bệnh là dát sẩn đỏ ở nang lông, gây ngứa ngáy. Có một số trường hợp mẹ bầu bị viêm nang lông do dùng dầu dừa để bôi vùng da rạn.
  • Mồ hôi ra nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da khi mang thai.
  • Ngứa vùng kín: Do mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn, nấm trong quá trình mang thai, vùng kín dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh.

Những trường hợp ngứa ít hay bị ngứa khi mang thai tháng đầu thường không có vấn đề gì nghiêm trọng có thể áp dụng một số cách để giảm ngứa. Còn nếu ngứa toàn thân trầm trọng trong giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ thì có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ và bé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mách mẹ bầu cách giảm ngứa khi mang thai hiệu quả

Nếu nguyên nhân bị ngứa khi mang thai do ứ mật thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ cho đến khi sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho mẹ bầu uống các loại thuốc để giảm ngứa hoặc sử dụng loại kem dưỡng da an toàn. Tình trạng ứ mật trong gan có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin K, do đó nếu cần bác sĩ có thể sẽ chỉ định bổ sung vitamin K.

Nếu chỉ bị ngứa khi mang thai do khô và rạn da, các mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp đơn giản sau đây để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu:

Không nên cào, gãi khi bị ngứa

Cào gãi mạnh khi bị ngứa là sai lầm mà nhiều bà bầu mắc phải. Thực tế, càng gãi sẽ càng ngứa và càng làm cho vùng da sẩn ngứa lan rộng, thậm chí để lại sẹo về sau. Do đó, mẹ bầu không nên gãi mà hãy dùng một chiếc khăn ấm hoặc khăn mát chườm vào vùng da bị ngứa sẽ giúp dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên mặc quần áo rộng, chất liệu cotton để tránh gây kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹ bầu có thể dùng thêm các loại gel hoặc tinh dầu được chiết xuất từ tự nhiên để giữ ẩm và chống rạn da.

Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Để tránh bị ngứa khi mang thai, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D như gan, trứng, cá, các loại rau củ, dầu ô liu, các sản phẩm từ sữa,… Ngoài ra, tránh ăn thức ăn cay nóng, dễ gây dị ứng…

Bà bầu bị ngứa khi mang thai nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nên thường xuyên tập thể dục

Bà bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, tập yoga, thiền… để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp máu lưu thông tốt, giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Tăng cường đề kháng da với việc giữ vệ sinh cơ thể

Một cách đơn giản để giảm ngứa khi mang thai là tìm cách tăng cường đề kháng da. Ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, mẹ bầu cần thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng một sản phẩm chăm sóc da thích hợp. Việc tăng cường vệ sinh cơ thể bằng sữa tắm diệt khuẩn phù hợp không chỉ giúp tăng đề kháng da mà còn giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các vi khuẩn gây bệnh, từ đó có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề bà bầu bị ngứa khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu còn điều gì băn khoăn, xin vui lòng gửi tin nhắn qua Fanpage, gọi đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhé.