Bị nấm âm đạo trong thời gian mang thai là tình trạng rất phổ biến vì cơ thể của các mẹ bầu có nhiều thay đổi thất thường trong thai kỳ. Vậy bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Dưới đây là những thông tin mà mẹ bầu cần nắm rõ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu, bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối

Nhiễm nấm khi mang thai là một tình trạng rất phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Bởi vì trong thời kỳ mang thai cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi, từ ngoại hình đến hệ nội tiết, khiến cho các mẹ bầu gặp rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả nấm âm đạo.

Bị nấm khi mang thai là hiện tượng thường gặp

Có 3 nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai đó là:

  • Do môi trường pH âm đạo thay đổi khi các chị em mang thai khiến chị em dễ bị nhiễm nấm âm đạo.
  • Không riêng nấm âm đạo, các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, ngứa âm đạo… cũng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai bởi lúc này nội tiết trong cơ thể của người phụ nữ thay đổi kéo theo độ pH ở âm đạo cũng bị thay đổi.
  • Một nguyên nhân khác khi nấm âm đạo khi mang thai đó chính là do tình trạng tăng hay giảm lượng đường hoặc acid trong cơ thể của người mẹ.

Nhận biết triệu chứng bị nấm khi mang thai

Nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối đều sẽ có những triệu chứng chung điển hình để các mẹ bầu có thể nhận biết như:

  • Dấu hiệu đầu tiên cho thấy mẹ bầu bị nấm khi mang thai đó là cảm thấy ngứa vùng kín, đau rát âm đạo, nóng, âm đạo có hiện tượng tấy đỏ.
  • Gặp hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu thường xuyên, bên ngoài của âm đạo có dấu hiệu bị sưng, tấy.
  • Khí hư tiết ra nhiều hơn và có màu trắng như bã đậu, có mùi hôi khó chịu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bà bầu bị nấm có nguy hiểm không? Bị nấm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nấm âm đạo không hề gây nguy hiểm đến tính mạng, không gây tử vong cho chị em nhưng nếu để bệnh lâu dài thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thai nhi như:

Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi

Những triệu chứng do nấm âm đạo gây ra khiến mẹ bầu luôn phải chịu những phiền toái, lo lắng, căng thẳng dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo thống kê, đa số những trẻ có mẹ bị nấm khi mang thai có nguy cơ nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Sảy thai

Mẹ bầu bị nấm âm đạo trong những tháng đầu của thai kỳ nếu không được chữa trị sớm, bệnh tiến triển nặng hơn, mầm bệnh lây lan vào sâu bên trong cơ quan sinh sản có thể gây viêm cổ tử cung, viêm tử cung. Từ đó, viêm nhiễm tấn công màng ối gây nhiễm trùng màng ối, nhiễm độc thai nhi, dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.

 Sinh non

Những tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo sẽ gây sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Trường hợp bé sinh thiếu tháng, cơ thể quá yếu chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài thì có thể sẽ không giữ được con.

Lây lan mầm bệnh sang con

Mẹ bị nhiễm nấm không được điều trị dứt điểm trước khi sinh có thể lây lan mầm bệnh sang cho trẻ trong quá trình sinh thường. Khiến trẻ sinh ra bị viêm da, viêm mắt thậm chí là mù lòa.

Nghiêm trọng hơn, trẻ nuốt phải mầm bệnh khi đi qua “cửa mình” của người mẹ có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như bệnh nấm miệng, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột…

Bà bầu bị nấm khi mang thai cần phải làm gì?

Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi bị nấm âm đạo, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có cách chữa bệnh phù hợp.

Trong quá trình điều trị, các mẹ bầu cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý đi mua thuốc về chữa trị tại nhà và tái khám đúng hẹn.

Đồng thời, chị em cũng cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín đảm bảo sạch sẽ. thực hiện vệ sinh đúng cách, thay quần lót thường xuyên, chọn quần lót có chất liệu cotton thoáng mát, giặt riêng và phơi quần lót ở nơi có ánh nắng để diệt nấm.
  • Bổ sung sữa chua, tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm tình trạng viêm nhiễm và tăng lợi khuẩn.
  • Không thụt rửa âm đạo hoặc lạm dụng các dung dịch vệ sinh để tránh làm thay đổi môi trường âm đạo.
  • Mặc quần áo thoáng mát, không mặc quần bó sát, gây bí bách vùng kín.
  • Hạn chế ăn những đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước lọc mỗi ngày để pha loãng nước tiểu, tránh tình trạng đau buốt khi đi tiểu…

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối có nguy hiểm không, hy vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn tường tận.