Bệnh giang mai ở nam đang ngày càng có tỷ lệ gia tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Điều đáng nói là giang mai khó phát hiện vì các triệu chứng thường thầm lặng, tới khi phát hiện thì bệnh đã nặng. Do vậy, nam giới cần trang bị kiến thức về bệnh giang mai ở nam giới: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giang mai là bệnh gì? – hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới

Giang mai hình thành do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn này đi vào cơ thể qua những tổn thương ở da hoặc tiếp xúc với vết viêm loét của người bệnh. Vết loét giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc có thể ở những vị trí khác trên cơ thể người bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai có khả năng lây lan rất lớn, khi đi vào cơ thể sẽ ủ bệnh khoảng từ 3 – 90 ngày, sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh rõ rệt.

Giang mai có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới mắc bệnh giang mai nhiều hơn ở nữ giới.

Hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới

hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nam giới

Theo các chuyên gia bệnh xã hội, có nhiều tác nhân khiến xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Trong đó phải kể tới là:

Lây qua quan hệ tình dục

Nam giới thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ đồng tính không sử dụng các biện pháp bảo vệ rất dễ lây bệnh giang mai. Theo thống kê, bệnh giang mai lây nhiễm qua đường tình dục chiếm tỷ lệ lên đến 95%.

Lây qua đường máu và vết xước trên da

Khuẩn giang mai có trong máu của người bệnh. Chính vì vậy, một người khỏe mạnh nhận máu của người bệnh hoặc có vết trầy xước trên da vô tình chạm vào máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu,… với người bệnh cũng có khả năng lây nhiễm cao.

Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh giang mai thì khả năng làm lây nhiễm sang con rất cao, nhất là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nhận biết dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới được thể hiện qua những giai đoạn khác nhau:

Dấu hiệu, hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn đầu

Lúc này, các triệu chứng của bệnh thường chưa rõ rệt. Nếu để ý sẽ thấy bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng có xuất hiện vết loét nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, có màu đỏ hoặc trắng nhưng không ngứa, đau rát. Sau khoảng từ 1 – 5 tuần sẽ mất đi. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh giang mai vẫn đang tiếp tục ủ bệnh, ăn sâu vào máu để chuyển sang giai đoạn 2 nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu giang mai ở nam giới giai đoạn 2

Khoảng 6 – 12 tuần sau đó, các triệu chứng bệnh giang mai bắt đầu quay lại. Lúc này, sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ hồng khắp trên cơ thể nam giới, đặc biệt là ở ngực, lưng, bụng, cánh tay. Ngoài ra, còn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau họng, đau khớp…

Các triệu chứng giai đoạn 2 có thể kéo dài 6 tháng rồi biến mất. Nếu không chữa trị, bệnh vẫn tiếp tục gây hại cho cơ thể và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn trong khoảng 1 năm. Thời kỳ này, người bệnh không có bấ cứ triệu chứng nào. Nhưng vài năm sau, triệu chứng của bệnh bắt đầu quay lại, nam giới phải đối diện với giang mai giai đoạn cuối.

Dấu hiệu bệnh giang mai nam giới giai đoạn 3

Sau khoảng 5, 10, 15 năm các triệu chứng của bệnh quay lại. Nhưng lúc này, khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, nội tạng xương khớp, có thể khiến người bệnh tử vong.

Cách chữa bệnh giang mai ở nam giới hiệu quả

Giang mai là một căn bệnh lây nhiễm với tốc độ nhanh và gây biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, cần được thăm khám và điều trị sớm.

Tùy vào mức độ bệnh sẽ có cách chữa bệnh giang mai ở nam giới phù hợp

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có hướng điều trị khác nhau:

Đối với giai đoạn đầu

Lúc này, mức độ bệnh chưa nghiêm trọng. Các bác sĩ thường cho người bệnh dùng các loại kháng sinh dạng uống có công dụng ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn như Penicillin. Nếu dị ứng với thuốc này thì có thể dùng doxycycline, ceftriaxone, azithromycin, tetracycline, Erythromycin,…

Đối với giai đoạn nặng

Khi xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào máu gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch để hạn chế nguy hại. Người bệnh có thể được tiêm penicillin G với liều cao trong khoảng 10 ngày hoặc nếu dị ứng với penicillin thì tiêm kháng sinh ceftriaxone.

Hi vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh giang mai ở nam, một căn bệnh xã hội đáng sợ và nguy hiểm hiện nay. Mọi vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 037.569.2838 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.